Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với xu thế hộ nhập kinh tế quốc tế ở nước ta

Wednesday - 06/05/2009 23:54
Phát triển ngành dịch vụ môi trường ở Việt Nam là một lĩnh vực còn rất mới mẻ và việc xây dựng các chính sách cũng như các hướng dẫn thực thi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta cũng còn gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta” là một nghiên cứu bước đầu về phát triển dịch vụ môi trường (DVMT) ở Việt Nam, phục vụ yêu cầu về tăng cường lĩnh vực môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc xây dựng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, từ đó đề xuất, kiến nghị về xây dựng chính sách phát triển DVMT và mô hình phát triển đối với một số DVMT trong quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục tiêu trên, đề tài đã thu được những kết quả điển hình như sau:- Xác định được những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong phát triển DVMT, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế và trong xu hướng phát triển chung của lĩnh vực dịch vụ môi trường thế giới. - Đánh giá thực trạng chính sách liên quan đến DVMT và thực trạng phát triển các DVMT ở nước ta. Cụ thể, đánh giá về chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chính sách về phát triển dịch vụ nói chung và các chính sách về bảo vệ môi trường; đánh giá nhu cầu hiện tại và tương lai của ngành, các thành phần kinh tế tham gia cung ứng và chất lượng các cung ứng đó.- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển DVMT của một số nước và khu vực tiêu biểu như: Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, EU...; tập trung vào kinh nghiệm về chính sách quản lý và thực thi chính sách. Trên cơ sở đó, rút ra các bài học cho Việt Nam. - Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đưa ra một số đề xuất về xây dựng cơ chế, chính sách phát triển DVMT; đồng thời sơ bộ đề xuất mô hình phát triển cho một số loại hình DVMT.- Mở ra một số hướng cần được tiếp tục nghiên cứu, đó là xây dựng một chiến lược ngành tổng thể cho phát triển DVMT, xây dựng mô hình phát triển cụ thể cho các lĩnh vực DVMT trọng tâm.Đề tài được Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện và kết thúc năm 2005. Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Phát triển ngành dịch vụ môi trường ở Việt Nam là một lĩnh vực còn rất mới mẻ và việc xây dựng các chính sách cũng như các hướng dẫn thực thi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta cũng còn gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta” là một nghiên cứu bước đầu về phát triển dịch vụ môi trường (DVMT) ở Việt Nam, phục vụ yêu cầu về tăng cường lĩnh vực môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc xây dựng chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, từ đó đề xuất, kiến nghị về xây dựng chính sách phát triển DVMT và mô hình phát triển đối với một số DVMT trong quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục tiêu trên, đề tài đã thu được những kết quả điển hình như sau:
- Xác định được những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong phát triển DVMT, đặt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế và trong xu hướng phát triển chung của lĩnh vực dịch vụ môi trường thế giới.
- Đánh giá thực trạng chính sách liên quan đến DVMT và thực trạng phát triển các DVMT ở nước ta. Cụ thể, đánh giá về chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chính sách về phát triển dịch vụ nói chung và các chính sách về bảo vệ môi trường; đánh giá nhu cầu hiện tại và tương lai của ngành, các thành phần kinh tế tham gia cung ứng và chất lượng các cung ứng đó.
- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển DVMT của một số nước và khu vực tiêu biểu như: Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, EU...; tập trung vào kinh nghiệm về chính sách quản lý và thực thi chính sách. Trên cơ sở đó, rút ra các bài học cho Việt Nam.
- Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đưa ra một số đề xuất về xây dựng cơ chế, chính sách phát triển DVMT; đồng thời sơ bộ đề xuất mô hình phát triển cho một số loại hình DVMT.
- Mở ra một số hướng cần được tiếp tục nghiên cứu, đó là xây dựng một chiến lược ngành tổng thể cho phát triển DVMT, xây dựng mô hình phát triển cụ thể cho các lĩnh vực DVMT trọng tâm.
Đề tài được Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện và kết thúc năm 2005.

Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Newer articles

Older articles

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second