Điều tra, nghiên cứu xây dựng cơ chế thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng

Thursday - 07/05/2009 00:01
 Cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng khối lượng hàng hoá tiêu dùng, đồng nghĩa với việc xã hội đứng trước thách thức phải giải quyết lượng rác thải ngày càng lớn trong khi các bãi chứa bị thu hẹp. Do đặc điểm của xã hội tiêu dùng hiện đại, tỉ trọng rác thải vô cơ và hữu cơ khó phân huỷ có xu hướng ngày càng tăng. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cũng đưa đến tình trạng các thiết bị, sản phẩm công nghệ cao bị khấu hao sớm hơn rất nhiều so với tuổi thọ thực tế. Điều này đem lại những áp lực về bảo vệ môi trường đồng thời gây ra sự lãng phí tài nguyên vốn là hữu hạn. Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, các nhà quản lý môi trường đã cố gắng xây dựng và áp dụng các chính sách nhằm giảm bớt tình trạng đó. Một trong các biện pháp được ưa thích là thiết lập cơ chế thích hợp để thu hồi các sản phẩm thải bỏ sau tiêu dùng, sử dụng làm đầu vào cho quá trình tái chế và tái sử dụng, nhằm đảm bảo tận dụng tối đa tài nguyên và giảm áp lực môi trường. Thực tế cho thấy cơ chế thu hồi còn đem lại một hiệu quả tích cực khác: tự thân doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ý thức được rằng cần thiết kế sản phẩm sao cho tỉ lệ tái sử dụng, tái chế của sản phẩm là cao nhất. Ở Việt Nam, với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay, cùng với hiệu ứng đem lại từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, áp lực từ các sản phẩm đã qua sử dụng đối với môi trường đã và đang gia tăng nhanh chóng. Do đó cần thiết sớm ban hành các chính sách về thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng. Luật Bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam ban hành tháng 12 năm 2005 dành riêng một điều khoản (Điều 67) quy định về việc thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Theo đó, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ do cơ sở mình cung cấp. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đưa ra những quy định rõ hơn về việc cung cấp thông tin phục vụ quá trình thu hồi xử lý sản phẩm sau khi hết hạn sử dụng, đồng thời quy định “Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu bảo vệ môi trường trong từng thời kỳ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc đã qua sử dụng”. Báo cáo đề tài “Điều tra, nghiên cứu xây dựng cơ chế thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng” là một nghiên cứu bước đầu về thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng ở Việt Nam, phục vụ quá trình xây dựng chính sách về thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian sắp tới.  Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng ở Việt Nam, nhằm hạn chế tác động tới môi trường và an toàn sức khoẻ con người. Đề tài được triển khai thực hiện năm 2006.Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
 Cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng khối lượng hàng hoá tiêu dùng, đồng nghĩa với việc xã hội đứng trước thách thức phải giải quyết lượng rác thải ngày càng lớn trong khi các bãi chứa bị thu hẹp. Do đặc điểm của xã hội tiêu dùng hiện đại, tỉ trọng rác thải vô cơ và hữu cơ khó phân huỷ có xu hướng ngày càng tăng. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cũng đưa đến tình trạng các thiết bị, sản phẩm công nghệ cao bị khấu hao sớm hơn rất nhiều so với tuổi thọ thực tế. Điều này đem lại những áp lực về bảo vệ môi trường đồng thời gây ra sự lãng phí tài nguyên vốn là hữu hạn.
 Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, các nhà quản lý môi trường đã cố gắng xây dựng và áp dụng các chính sách nhằm giảm bớt tình trạng đó. Một trong các biện pháp được ưa thích là thiết lập cơ chế thích hợp để thu hồi các sản phẩm thải bỏ sau tiêu dùng, sử dụng làm đầu vào cho quá trình tái chế và tái sử dụng, nhằm đảm bảo tận dụng tối đa tài nguyên và giảm áp lực môi trường. Thực tế cho thấy cơ chế thu hồi còn đem lại một hiệu quả tích cực khác: tự thân doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ý thức được rằng cần thiết kế sản phẩm sao cho tỉ lệ tái sử dụng, tái chế của sản phẩm là cao nhất.
 Ở Việt Nam, với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay, cùng với hiệu ứng đem lại từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, áp lực từ các sản phẩm đã qua sử dụng đối với môi trường đã và đang gia tăng nhanh chóng. Do đó cần thiết sớm ban hành các chính sách về thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng.
 Luật Bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam ban hành tháng 12 năm 2005 dành riêng một điều khoản (Điều 67) quy định về việc thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ. Theo đó, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ do cơ sở mình cung cấp. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đưa ra những quy định rõ hơn về việc cung cấp thông tin phục vụ quá trình thu hồi xử lý sản phẩm sau khi hết hạn sử dụng, đồng thời quy định “Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu bảo vệ môi trường trong từng thời kỳ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc đã qua sử dụng”.
 Báo cáo đề tài “Điều tra, nghiên cứu xây dựng cơ chế thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng” là một nghiên cứu bước đầu về thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng ở Việt Nam, phục vụ quá trình xây dựng chính sách về thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian sắp tới.
 Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng cơ chế thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng ở Việt Nam, nhằm hạn chế tác động tới môi trường và an toàn sức khoẻ con người.
 Đề tài được triển khai thực hiện năm 2006.

Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Newer articles

Older articles

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second