Điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc ban hành chính sách về chi trả dịch vụ môi trường

Thursday - 07/05/2009 00:10
Trong xu thế phát triển chung của kinh tế - xã hội thế giới, con người đã và đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. Vấn đề chi trả cho các hoạt động, dịch vụ công... nhằm khôi phục, bảo vệ tài nguyên và môi trường hầu hết do chính phủ cung cấp và chi trả. Việc chi trả dịch vụ môi trường (DVMT) đã và đang là gánh nặng rất lớn đối với nguồn ngân sách của Nhà nước. Nằm trong khuôn khổ phát triển chung ngành dịch vụ môi trường và nhằm thúc đẩy phát triển cũng như khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ môi trường tại Việt Nam thông qua cơ chế chi trả DVMT, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đề tài  “Điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc ban hành chính sách về chi trả dịch vụ môi trường”. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES), kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới trong việc thực hiện cơ chế PES cũng như thực trạng, điều kiện áp dụng của Việt Nam; từ đó đề xuất khung chính sách về PES phù hợp với nước ta. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành, Đề tài đã cho thấy một bức tranh tổng thể về các vấn đề liên quan đến PES và cơ chế PES. Các phân tích đã cho thấy “Dịch vụ môi trường” chính là các lợi ích mà con người nhận được từ môi trường, là loại hình dịch vụ cung cấp những lợi ích về môi trường từ việc duy trì/giữ gìn, bảo vệ và cải thiện chất lượng các hệ sinh thái, như cung cấp nguồn nước, hấp thụ carbon, bảo tồn đa dạng sinh học, kiến tạo cảnh quan thiên nhiên, trong đó nguyên tắc chủ đạo là “Người được hưởng lợi phải trả tiền”. Bên cạnh đó nội dung này cũng xác định nguyên tắc chi trả chủ đạo của cơ chế PES là tự thỏa thuận với hai hình thức chính là trực tiếp hoặc gián tiếp. Nghiên cứu của đề tài cũng đã đề cập tới vai trò của DVMT đối với xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đề tài đã đánh giá được thực trạng và khả năng chi trả DVMT của một số đối tượng tiềm năng áp dụng cơ chế PES ở Việt Nam. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn do hiện tại chưa có những mô hình thực hiện cơ chế PES được đúc rút và khuyến cáo thực hiện ở Việt Nam, cùng với đó là cơ sở pháp lý quy định việc thực hiện thí điểm cơ chế PES cho một số đối tượng vừa mới được ban hành. Tuy nhiên với những nghiên cứu điểm liên quan đến các đối tượng đặc thù, đề tài đã cho thấy những đánh giá ban đầu và xác định chi phí thực mà một số đối tượng phải trả khi tham gia cơ chế này. Đề tài xác định rõ vai trò của các bên cung cấp DVMT. Nghiên cứu cũng đã đánh giá, phân tích một số mô hình PES đã được thực hiện tại Việt Nam và đưa ra được những vấn đề cần bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện. Đi sâu phân tích các vấn đề về lý luận liên quan đến DVMT và cơ chế PES trên thế giới. Trong đó nổi bật là làm rõ được nội hàm của PES, cách thức thực hiện và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện cơ chế PES. Ngoài ra, phần này cũng đã có những đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện PES tại một số nơi trên thế giới và phân tích kỹ một số mô hình thực hiện cơ chế PES điển hình. Từ đó đề xuất các nhóm chính sách và lộ trình nhằm triển khai áp dụng cơ chế PES trên phạm vi cả nước trong thời gian tới. Đề tài được triển khai và thực hiện năm 2008. Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Trong xu thế phát triển chung của kinh tế - xã hội thế giới, con người đã và đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình. Vấn đề chi trả cho các hoạt động, dịch vụ công... nhằm khôi phục, bảo vệ tài nguyên và môi trường hầu hết do chính phủ cung cấp và chi trả. Việc chi trả dịch vụ môi trường (DVMT) đã và đang là gánh nặng rất lớn đối với nguồn ngân sách của Nhà nước. Nằm trong khuôn khổ phát triển chung ngành dịch vụ môi trường và nhằm thúc đẩy phát triển cũng như khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ môi trường tại Việt Nam thông qua cơ chế chi trả DVMT, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đề tài  “Điều tra, nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc ban hành chính sách về chi trả dịch vụ môi trường”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường (PES), kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới trong việc thực hiện cơ chế PES cũng như thực trạng, điều kiện áp dụng của Việt Nam; từ đó đề xuất khung chính sách về PES phù hợp với nước ta.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành, Đề tài đã cho thấy một bức tranh tổng thể về các vấn đề liên quan đến PES và cơ chế PES. Các phân tích đã cho thấy “Dịch vụ môi trường” chính là các lợi ích mà con người nhận được từ môi trường, là loại hình dịch vụ cung cấp những lợi ích về môi trường từ việc duy trì/giữ gìn, bảo vệ và cải thiện chất lượng các hệ sinh thái, như cung cấp nguồn nước, hấp thụ carbon, bảo tồn đa dạng sinh học, kiến tạo cảnh quan thiên nhiên, trong đó nguyên tắc chủ đạo là “Người được hưởng lợi phải trả tiền”. Bên cạnh đó nội dung này cũng xác định nguyên tắc chi trả chủ đạo của cơ chế PES là tự thỏa thuận với hai hình thức chính là trực tiếp hoặc gián tiếp. Nghiên cứu của đề tài cũng đã đề cập tới vai trò của DVMT đối với xóa đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Đề tài đã đánh giá được thực trạng và khả năng chi trả DVMT của một số đối tượng tiềm năng áp dụng cơ chế PES ở Việt Nam. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn do hiện tại chưa có những mô hình thực hiện cơ chế PES được đúc rút và khuyến cáo thực hiện ở Việt Nam, cùng với đó là cơ sở pháp lý quy định việc thực hiện thí điểm cơ chế PES cho một số đối tượng vừa mới được ban hành. Tuy nhiên với những nghiên cứu điểm liên quan đến các đối tượng đặc thù, đề tài đã cho thấy những đánh giá ban đầu và xác định chi phí thực mà một số đối tượng phải trả khi tham gia cơ chế này.
Đề tài xác định rõ vai trò của các bên cung cấp DVMT. Nghiên cứu cũng đã đánh giá, phân tích một số mô hình PES đã được thực hiện tại Việt Nam và đưa ra được những vấn đề cần bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện. Đi sâu phân tích các vấn đề về lý luận liên quan đến DVMT và cơ chế PES trên thế giới. Trong đó nổi bật là làm rõ được nội hàm của PES, cách thức thực hiện và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện cơ chế PES. Ngoài ra, phần này cũng đã có những đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện PES tại một số nơi trên thế giới và phân tích kỹ một số mô hình thực hiện cơ chế PES điển hình. Từ đó đề xuất các nhóm chính sách và lộ trình nhằm triển khai áp dụng cơ chế PES trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.
Đề tài được triển khai và thực hiện năm 2008.
Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường

Newer articles

Older articles

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second