An ninh lương thực không chỉ là vấn đề thời sự trong nước mà còn là vấn đề quan tâm của cả thế giới. Nguy cơ mất an ninh lương thực trên thế giới luôn thường trực do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như biến đổi khí hậu, năng lượng sinh học, công nghiệp hóa, đô thị hóa, … Thực tế cho thấy tình hình khủng hoảng thiếu lương thực dẫn đến bất ổn xã hội tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi càng thấy rõ vai trò vị trí của nông nghiệp trong việc đảm bảo an ninh lương thực nhằm ổn định chính trị và xã hội. Đối với Việt Nam, nhiều năm qua luôn nằm trong “tốp ba” các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Năng suất lúa bình quân cả nước khoảng 9 - 10 tấn/ha/năm, hiện nay còn có thể nâng lên 11-12 tấn/ha/năm thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khả năng đạt được 40 triệu tấn/năm là khả thi. Tuy nhiên, mức sản lượng này chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho khoảng 100 triệu dân. Nếu dân số tiếp tục tăng (nhiều nghiên cứu cho thấy dân số Việt Nam sẽ lên tới 120 triệu người mới cơ bản ổn định). Để đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị phải chấp nhận chuyển đổi một diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhất định. Thực tế những năm vừa qua diện tích đất trồng lúa, đặc biệt là đất lúa nước ở nước ta đã và đang bị giảm mạnh do chuyển đổi mục đích sử dụng thiếu quy hoạch. Giai đoạn 2000 - 2007, trung bình mỗi năm nước ta mất 51.000 ha đất canh tác lúa, tương đương với giảm 400.000 - 500.000 tấn lúa/năm. Đất trồng lúa không phải chỗ nào cũng làm được, hàng nghìn năm mới hình thành sinh thái đất trồng lúa và một khi bị bêtông hoá, đất sẽ không thể sử dụng lại sản xuất nông nghiệp. Do đó để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia thì ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp thì việc bảo đảm quỹ đất trồng lúa là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Điều 74 - Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp…” và “Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”. Có nhiều đề xuất cho rằng cần phải cắm mốc giới xác định diện tích đất lúa cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cơ sở rõ ràng nào cho việc khoanh định diện tích đất trồng lúa không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Để bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu an ninh lương thực với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước thì việc xác định các tiêu chí mang tính khoa học để làm căn cứ đề xuất bảo vệ quỹ đất chuyên trồng lúa phù hợp với điều kiện của từng vùng miền là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiến hành xây dựng đề tài khoa học: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa cần phải bảo vệ nghiêm ngặt” với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn trong việc xác định các tiêu chí khoanh định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ, cơ sở khoa học cho việc đề xuất việc bảo vệ quỹ đất chuyên trồng lúa nước phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, phục vụ công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Ban Quản lý đất đai và bất động sản
An ninh lương thực không chỉ là vấn đề thời sự trong nước mà còn là vấn đề quan tâm của cả thế giới. Nguy cơ mất an ninh lương thực trên thế giới luôn thường trực do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như biến đổi khí hậu, năng lượng sinh học, công nghiệp hóa, đô thị hóa, … Thực tế cho thấy tình hình khủng hoảng thiếu lương thực dẫn đến bất ổn xã hội tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi càng thấy rõ vai trò vị trí của nông nghiệp trong việc đảm bảo an ninh lương thực nhằm ổn định chính trị và xã hội.
Đối với Việt Nam, nhiều năm qua luôn nằm trong “tốp ba” các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Năng suất lúa bình quân cả nước khoảng 9 - 10 tấn/ha/năm, hiện nay còn có thể nâng lên 11-12 tấn/ha/năm thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khả năng đạt được 40 triệu tấn/năm là khả thi. Tuy nhiên, mức sản lượng này chỉ bảo đảm an ninh lương thực cho khoảng 100 triệu dân. Nếu dân số tiếp tục tăng (nhiều nghiên cứu cho thấy dân số Việt Nam sẽ lên tới 120 triệu người mới cơ bản ổn định). Để đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị phải chấp nhận chuyển đổi một diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhất định. Thực tế những năm vừa qua diện tích đất trồng lúa, đặc biệt là đất lúa nước ở nước ta đã và đang bị giảm mạnh do chuyển đổi mục đích sử dụng thiếu quy hoạch. Giai đoạn 2000 - 2007, trung bình mỗi năm nước ta mất 51.000 ha đất canh tác lúa, tương đương với giảm 400.000 - 500.000 tấn lúa/năm. Đất trồng lúa không phải chỗ nào cũng làm được, hàng nghìn năm mới hình thành sinh thái đất trồng lúa và một khi bị bêtông hoá, đất sẽ không thể sử dụng lại sản xuất nông nghiệp. Do đó để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia thì ngoài việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp thì việc bảo đảm quỹ đất trồng lúa là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu.
Điều 74 - Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp…” và “Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”. Có nhiều đề xuất cho rằng cần phải cắm mốc giới xác định diện tích đất lúa cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có cơ sở rõ ràng nào cho việc khoanh định diện tích đất trồng lúa không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Để bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu an ninh lương thực với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước thì việc xác định các tiêu chí mang tính khoa học để làm căn cứ đề xuất bảo vệ quỹ đất chuyên trồng lúa phù hợp với điều kiện của từng vùng miền là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu trên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiến hành xây dựng đề tài khoa học: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các tiêu chí xác định các khu vực đất chuyên trồng lúa cần phải bảo vệ nghiêm ngặt” với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn trong việc xác định các tiêu chí khoanh định khu vực đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ, cơ sở khoa học cho việc đề xuất việc bảo vệ quỹ đất chuyên trồng lúa nước phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, phục vụ công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
Ban Quản lý đất đai và bất động sản