Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Đất đai.

Wednesday - 13/05/2009 14:29
  Đối với một nước đang phát triển như nước ta, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội đã làm mục đích sử dụng đất phải thay đổi. Nhu cầu sử dụng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, hạ tầng, xây dựng đô thị ngày càng tăng và diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong quản lý và sử dụng đất đai. Luật và chính sách liên quan tới đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó. Tuy nhiên những bổ sung và sửa đổi này chỉ giải quyết phần nào những mâu thuẫn nảy sinh đó và thực tế việc quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn nhiều bất cập và có nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất, có tác động xấu tới môi trường kinh doanh và gây ra những cản trở tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều mâu thuẫn xã hội nảy sinh.  Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn và những khó khăn đang gặp phải đòi hỏi cần phải có một cách tiếp cận mới mang tính tổng hợp và xuyên suốt các vấn đề về đất đai, các lĩnh vực khác có liên quan đến chính sách đất đai, cũng như các quy định của luật pháp quốc tế có liên quan.   Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành xây dựng chương trình khoa học: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai” Chương trình được thực hiện thông qua 5 đề tài nhánh với các nội dung nghiên cứu chính sau: 1. Đánh giá tổng quan tình hình thực hiện các quy định của Luật Đất đai; 2. Nghiên cứu, phân tích và phát hiện các quy định bất cập, chưa hợp lý, còn thiếu của Luật Đất đai; 3. Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa Luật Đất đai với các luật liên quan (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, …) để phát hiện các chồng chéo, xung đột pháp luật; 4. Nghiên cứu, phân tích pháp luật về quản lý đất đai của một số nước trên thế giới có điều kiện kinh tế và xã hội tương đồng với Việt Nam và rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; 5. Đề xuất phạm vi, nội dung các điều, khoản cần sửa đổi, bổ sung trong Lụât Đất đai và khung dự án Bộ luật đất đai.  Chương trình được thực hiện với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai và khung dự án Bộ Luật đất đai. Ban Quản lý đất đai và bất động sản
  Đối với một nước đang phát triển như nước ta, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội đã làm mục đích sử dụng đất phải thay đổi. Nhu cầu sử dụng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, hạ tầng, xây dựng đô thị ngày càng tăng và diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong quản lý và sử dụng đất đai. Luật và chính sách liên quan tới đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó. Tuy nhiên những bổ sung và sửa đổi này chỉ giải quyết phần nào những mâu thuẫn nảy sinh đó và thực tế việc quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn nhiều bất cập và có nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Điều này đã gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất, có tác động xấu tới môi trường kinh doanh và gây ra những cản trở tới phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều mâu thuẫn xã hội nảy sinh.
  Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn và những khó khăn đang gặp phải đòi hỏi cần phải có một cách tiếp cận mới mang tính tổng hợp và xuyên suốt các vấn đề về đất đai, các lĩnh vực khác có liên quan đến chính sách đất đai, cũng như các quy định của luật pháp quốc tế có liên quan.
  Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành xây dựng chương trình khoa học: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai” Chương trình được thực hiện thông qua 5 đề tài nhánh với các nội dung nghiên cứu chính sau:
 1. Đánh giá tổng quan tình hình thực hiện các quy định của Luật Đất đai;
 2. Nghiên cứu, phân tích và phát hiện các quy định bất cập, chưa hợp lý, còn thiếu của Luật Đất đai;
 3. Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa Luật Đất đai với các luật liên quan (Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, …) để phát hiện các chồng chéo, xung đột pháp luật;
 4. Nghiên cứu, phân tích pháp luật về quản lý đất đai của một số nước trên thế giới có điều kiện kinh tế và xã hội tương đồng với Việt Nam và rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai;
 5. Đề xuất phạm vi, nội dung các điều, khoản cần sửa đổi, bổ sung trong Lụât Đất đai và khung dự án Bộ luật đất đai.
  Chương trình được thực hiện với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai và khung dự án Bộ Luật đất đai.
 
Ban Quản lý đất đai và bất động sản

Newer articles

Older articles

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second