Kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao hệu quả quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
admin
2009-11-23T16:25:54-05:00
2009-11-23T16:25:54-05:00
https://isponre.gov.vn/en/news/kinh-te-hoa/kinh-te-hoa-nganh-tai-nguyen-va-moi-truong-la-mot-tat-yeu-khach-quan-nhan-nang-cao-heu-qua-quan-ly-trong-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong-951.html
/themes/isponre/images/no_image.gif
INSTITUTE OF STRATEGY AND POLICY ON NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
https://isponre.gov.vn/uploads/logo.png
Wednesday - 23/09/2009 23:14
Quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường hiện nay trên thế giới về cơ bản có hai cách tiếp cận; một là cách tiếp cận dựa trên cơ sở điều hành và kiểm soát (Comment and Control - CAC);hai là cách tiếp cận dựa trên thị trường (Market Approach – MA), cách tiếp cận này thường được gọi là sử dụng công cụ kinh tế (Economic Intruments - EIs) cho quản lý Tài nguyên và Môi trường. Thực tế những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cách tiếp cận MA đã chứng tỏ tính hiệu quả, linh hoạt và sự phù hợp với xu thế vận hành của nền kinh tế. Xét về mặt học thuật, lý thuyết kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng mọi hoạt động trong nền kinh tế đó đều phải dựa trên quy luật cung-cầu, nếu làm trái quy luật sẽ gây ra những tổn thất cho xã hội về mặt phúc lợi. Tuy nhiên trong nền Kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng, Nhà nước giữ vai trò điều tiết để quy luật cung-cầu vận hành đúng hướng và ổn định cho phát triển, không để xảy ra khủng hoảng thừa hay khủng hoảng thiếu.
Việt nam đã bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ năm 1986 gọi là “Đổi mới” từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Với sự chuyển đổi đó, trải qua gần 23 năm đã chứng minh được tính đúng đắn và tính phù hợp của sự vận hành nền kinh tế với xu hướng chung của thế giới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mới đây, ngày 22/09/2009, Đại Học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Hội đồng lý luận trung ương Đảng Cộng sản Việt nam đã tổ chức Hội thảo Quốc gia bàn về “Mô hình Kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn”, tại Hội thảo này các nhà khoa học và các Nhà Quản lý cũng đã đi đến thống nhất là chúng ta vẫn duy trì và hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng Xã Hội chủ nghĩa. Ngoài ra tại Hội thảo cũng đã khẳng định “Kinh tế thị trường là sản phẩm văn minh của nhân loại”. Như vậy việc ngành Tài nguyên và Môi trường chuyển hoá phương thức quản lý sang MA là hoàn thoàn phù hợp với Mô hình kinh tế mà Đảng ta đã lựa chọn.
Vậy Kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường phải bắt đầu từ đâu, đường đi, nước bước như thế nào, những nội dung nào cần làm trước là những vấn đề cần phải nghiên cứu cẩn trọng và có sự ưu tiên lựa chọn. Xét trên quan điểm kinh tế thì chi phí cơ hội cho những vấn đề này cần được xét đến.
Thực tế quản lý cho thấy, nếu chúng ta chậm đổi mới trong tiếp cận phương thức quản lý mới dựa trên MA, phù hợp với cơ chế vận hành của kinh tế thị trường sẽ dẫn đến những tổn thất lớn về Tài nguyên và Môi trường, nghĩa là tổn thất về phúc lợi xã hội, Nhà nước không có nguồn thu, tính cứng nhắc vẫn duy trì, tính công bằng trong xã hội khó đảm bảo. Xét về nội hàm “Kinh tế hoá ngành Tài nguyên và Môi trường” thực chất là chúng ta tiếp cận một phương thức quản lý mới, vẫn sử dụng CAC nhưng mở rộng phạm vi MA, tôn trọng tính khách quan của thị trường, từ đó sẽ thay đổi thể chế trong quản lý phù hợp với vận hành của nền Kinh tế thị trường có sự Quản lý của Nhà nước.
PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh
Phó viện trưởng viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường