Chiến lược phát triển công nghiệp bưu chính viễn thông đến năm 2020

Sunday - 28/06/2009 23:25
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020(Ban hành kèm theo Quyết định số 626/1998/QĐ-TCBĐ ngày 05/10/1998của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện) Phần ICÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 1991-1995I.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn 1991 -1995 Đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra đã thu được những thắng lợi ban đầu rất quan trọng trong giai đoạn 1986-1990, những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản, nền kinh tế đất nước phát triển ở mức cao, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8,2%. Trong giai đoạn 1991-1995, ngành Bưu điện tiếp tục thực hiện chiến lược hiện đại hoá và thông qua kế hoạch tăng tốc độ phát triển đã nhanh chóng đổi mới công nghệ mạng lưới Bưu chính -Viễn thông. Kết quả là ngành Bưu điện đã cơ bản hoàn thành số hoá mạng lưới viễn thông quốc gia, tổng bước cơ giới hoá và tự động hoá mạng Bưu chính. Mạng Bưu chính -Viễn thông đã biến đổi hẳn cả về chất và lượng. Chính sự phát triển mạnh mÁ này đã làm tiền đề cho sự phát triển của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.I.2. Tình hình phát triển công nghiệp Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1991 - 1995Để đáp ứng nhu cầu phát triển Bưu chính -Viễn thông theo mục tiêu số hoá và hiện đại hoá, các nhà máy, xí nghiệp của Ngành đã được đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng và được định hướng áp dụng công nghệ hiện đại. Nhìn chung các cơ sở này được xây dựng ở qui mô nhỏ, chủ yếu được trang bị dây chuyền sản xuất lắp ráp SKD các thiết bị viễn thông theo công nghệ tương đối hiện đại như: - Dây chuyền lắp ráp tổng đài điện tử kỹ thuật số dung lượng nhỏ và vừa. Sản phẩm của các nhà máy bước đầu đã đáp ứng nhu cầu trang bị tổng đài nhỏ cấp huyện. - Dây chuyền lắp ráp thiết bị vi ba loại 2 và 8 Mb/s, sản phẩm đã được sử dụng trên mạng lưới.- Dây chuyền lắp ráp máy điện thoại ấn phím, các dây chuyền sản xuất cáp đồng, ống nhựa, ....của nhiều nhà máy, xí nghiệp đã và đang cung cấp các sản phẩm chất lượng cao phục vụ mạng lưới.Trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm của các nhà máy, xí nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong nước là 72%.Để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ hiện đại, tổng bước làm chủ các công nghệ này và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Ngành Bưu điện đã hợp tác với các đối tác nước ngoài có trình độ công nghệ cao, có uy tín để xây dựng các nhà máy liên doanh, sản xuất các thiết bị viễn thông có chất lượng cao thay thế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn 1991-1995 là việc hình thành các nhà máy liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông. Đến nay các nhà máy liên doanh đã đi vào sản xuất các sản phẩm chính sau: - Tổng đài điện tử số dung lượng vừa và lớn (04 liên doanh). - Thiết bị truyền dẫn SDH (01 liên doanh). - Cáp đồng (01 liên doanh). - Cáp quang (02 liên doanh). Bên cạnh các sản phẩm phần cứng, các nhà máy liên doanh đã tổ chức được các trung tâm nghiên cứu, phát triển phần mềm và đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sản xuất tổng đài và tham gia xuất khẩu.I.3. Đánh giá sự phát triển công nghiệp Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1991-1995I.3.1. ưu điểmCác sản phẩm của công nghiệp có chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng một phần nhu cầu mạng lưới và góp phần thúc đẩy chiến lược tăng tốc độ phát triển Bưu chính-Viễn thông Việt nam.Thông qua quá trình chuyển giao công nghệ và sản xuất tại các nhà máy liên doanh, năng lực, trình độ công nghệ và trình độ quản lý của các cán bộ, công nhân viên đã được nâng lên một bước, nhờ vậy đã tự giải quyết được một số công việc mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài. Cụ thể, đội ngũ cán bộ của chúng ta đã tiếp thu được các kiến thức quí báu về công nghệ sản xuất, công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm và đặc biệt là công nghệ quản lý sản xuất và công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm. Đây là một vốn rất quý để tiếp tục thực hiện mục tiêu của các giai đoạn tiếp theo.Việc lựa chọn một số đối tác mạnh, lập các nhà máy liên doanh để sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm đã tạo nên sự cạnh tranh thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và bảo đảm ổn định sự phát triển của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong điều kiện chúng ta chưa làm chủ hoàn toàn dây chuyền sản xuất.I.3.2. Tồn tại Tuy đã có nhiều cố gắng và tiến bộ, nhưng Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông vẫn chưa có những thay đổi căn bản, chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của mạng lưới.· Chưa có chiến lược hoàn chỉnh để phát triển Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Vì vậy, sự phát triển của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn qua còn mang tính chắp vá, một số lĩnh vực còn chưa có phương án tổ chức sản xuất.· Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng so với tổng đầu tư của Ngành thì tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp còn quá thấp.· Trình độ công nghệ chung của các nhà máy, xí nghiệp trong nước còn chưa cao nên kém sức cạnh tranh. Đặc biệt hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn ít được quan tâm phát triển.· Các nhà máy liên doanh với nước ngoài tuy có công nghệ tiên tiến, nhưng nhìn chung qui mỏ còn nhỏ và mới chỉ là lắp ráp một phần của thiết bị hoàn chỉnh, chủ yếu để phục vụ cho việc bán hàng tại chỗ. Mức độ chuyển giao công nghệ chưa triệt để.· Công tác nghiên cứu phục vụ cho việc đổi mới công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.Phương hướng tiếp thu, tiến tới làm chủ phần mềm nhập và phát triển phần mềm riêng tuy đã có nhưng thực tế kết quả đạt được còn quá khiêm tốn so với tiềm năng.· Chưa được hỗ trợ thực sự thỏng qua các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp rõ ràng của Ngành cũng như của Nhà nước. Cơ chế và chính sách để phát triển công nghiệp thay đổi chậm.Tóm lại: Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông tuy đã có hướng phát triển, khẳng định được vị trí của mình và bắt kịp xu thế công nghệ tiên tiến, song chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của mạng lưới về chủng loại, số lượng cũng như chất lượng thiết bị, chưa là chỗ dựa vững chắc để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Phần IICÁC SỞ CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNGII.1. Định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước đến năm 2000 và 2020Đại hội Đảng lần thứ 8 đã xác định: "Từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp ". Trong đó mục tiêu và định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu như sau:- Mục tiêu đến năm 2000 là:· Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.· Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 9-10% một năm, công nghiệp đạt khoảng 14 -15%.· Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, đồng thời thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài thông qua các hình thức liên doanh, liên kết để đưa tỷ lệ đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000 lên khoảng 30% GDP.- Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu:· Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là "hình thành dần một sõ ngành mũi nhọn như công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin..."· Chương trình phát triển công nghiệp: mục tiêu là "Đổi mới công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp, phát triển nhanh các ngành có lợi thế, ưu tiên các ngành chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin” thông qua các nhiệm vụ và giải pháp “Xây dựng và phát triển nhanh công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, chọn một số hướng đi sớm vào hiện đại phục vụ chế tạo máy và tự động hoá một số khâu có sản phẩm xuất khẩu. Nâng dần mức chế tạo linh kiện, phụ tùng trong nước. Phát triển dịch vụ tin học, nhất là các phần mềm ứng dụng...".· Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng "Phát triển mạng Bưu chính -Viễn thông hiện đại, đồng bộ, thống nhất, đều khắp và đa dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng với chất lượng cao, giá thành hạ. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Năm 2000 đạt mật độ điện thoại 6 máy / 100 dân và mở liên lạc điện thoại đến hầu hết các xã ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa".Để thực hiện được mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra, Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin đã xác định: Tích cực sản xuất các phần mềm phục vụ thị trường ứng dụng CNTT ở trong nước, đồng thời hướng tới khả năng xuất khẩu để tổng bước tham gia vào thị trường quốc tế. Tranh thủ xây dựng từ thấp đến cao các cơ sở công nghiệp sản xuất phần cứng trên cơ sở chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.II.2. Bối cảnh quốc tế - cơ hội và thách thứcViệt nam đã gia nhập Hiệp hội các nước Đông nam Á (ASEAN) và sẽ gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái bình dương (APEC). Với xu hướng hội nhập các tế chức kinh tế thế giới, khu vực và chính sách mở cửa của nước ta trong những năm qua đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông nói riêng trước những cơ hội và thách thức mới. Cơ hội và thách thức trong mỗi tổ chức có những đặc thù khác nhau, cụ thể như sau:II.2.1. Hiệp hội các nước Đông nam Á (ASEAN)Các nước ASEAN đã thông qua Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Tổ chức hợp tác công nghiệp khối ASEAN (AICO).Tác động của AFTA mang tính dài hạn và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế do tự do hoá các luồng thương mại, làm ảnh hưởng tới đầu tư trong nước, ngoài nước và làm thay đổi cơ cấu sản xuất, sự phát triển của các khu vực kinh tế. Tương lai một thị trường chung trong khối về thiết bị Điện tử, Tin học, Viễn thông không còn xa.Trong những năm qua, hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN vào thị trường Việt Nam chủ yếu mang tính thâm nhập thị trường, nhưng đã có một số một hàng đã có chỗ đứng trên thị trường nước ta. Các nước ASEAN đang cố gắng chiếm lấy một thị phần lớn ở Việt nam.Nhìn chung, nước ta có một xuất phát điểm không thực sự thuận lợi khi tham gia thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN, đó là sự khác nhau về thể chế và cơ chế quản lý, trình độ quản lý kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn rất thấp thể hiện ở chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả.Đối với xuất khẩu sang thị trường các nước ngoài ASEAN, lợi ích mà AFTA đem lại cho sản xuất của Việt nam là làm giảm giá thành sản xuất nhờ mua được vật tư đầu vào với giá thành hạ từ các nước ASEAN. Tuy nhiên, các nước ASEAN khác cũng xuất khẩu ra thị trường thế giới những hàng hoá tương tự như của ta.Việc thực hiện AFTA sẽ đặt các doanh nghiệp của ta trong sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty của các nước trong khu vực lớn mạnh hơn nhiều và vị thế khó khăn nhất là thuộc về các ngành chế tạo, sử dụng nhiều vốn. Do đó cần xác định được thời gian bảo hộ một cách hợp lý bảo đảm cho nền sản xuất trong nước tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh.Với tác động như vậy, các doanh nghiệp Việt nam phải đuổi kịp và vượt các nước ASEAN về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá trong vòng 5-8 năm tới. Do vậy cần có số lượng vốn đầu tư lớn để đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, việc thực hiện AFTA chắc chắn sẽ dẫn đến tăng nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt nam kể cả các nguồn trong ASEAN và ngoài ASEAN.Lịch trình hình thành khu vực thị trường chung AFTA cụ thể như sau:- Đến năm 2003 hoàn thành thị trường chung trong khối với mức thuế xuất nhập khẩu từ 0 đến 5% đối với hầu hết các loại hàng hóa. Việt Nam sẽ hoàn thành việc gia nhập AFTA vào năm 2006.- Các nước ASEAN dự kiến hoàn thành việc tự do hóa thị trường dịch vụ vào năm 2020.- ASEAN đã xây dựng viễn cảnh toàn khối đến năm 2020. Theo chương trình này, đến năm 2020 ASEAN mang dáng dấp của Liên minh châu âu.II.2.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)Việt Nam cũng đang chuẩn bị kế hoạch gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế. Tháng 12 năm 1996 Tổ chức Thương mại Thế giới đã thông qua tuyên bố chung về kinh doanh sản phẩm thông tin, hình thành thị trường toàn cầu về sản phẩm công nghệ thông tin, theo đó các sản phẩm công nghệ thông tin sẽ được hưởng mức thuế quan thấp với thủ tục hải quan thuận lợi.Các nước thành viên WTO tiến hành cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với sản phẩm công nghệ thông tin từ tháng 6/1997 với mục tiêu chung là tạo ra thị trường chung về sản phẩm công nghệ thông tin.Các nước thành viên WTO cũng đã thỏa thuận về mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông, cho phép cạnh tranh nước ngoài từ tháng 1/1998.Đến năm 2020, sẽ hình thành được thị trường tự do trên phạm vi toàn cầu về cả hàng hóa và dịch vụ (thị trường hàng hóa có mức thuế từ 0-5% và thị trường dịch vụ mở cửa cho cạnh tranh quốc tế).II.2.3. Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)Ngoài hai tổ chức trên, Việt Nam cũng đang chuẩn bị gia nhập Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Các nước thành viên APEC đã thống nhất lộ trình đi tới mục tiêu tự do hóa hoàn toàn buôn bán và đầu tư theo khung thời gian sau:- 2010 Đối với các nước phát triển.- 2020 đối với các nước đang phát triển.Kế hoạch trên được thực hiện từ 1/1/1997. Khác với ASEAN, chương trình tự do hóa của APEC mang tính toàn diện, việc tự do hóa sẽ tiến hành đồng thời trên tất cả các lĩnh vực như thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài.Tóm lại:Việc gia nhập các tế chức kinh tế khu vực và thế giới chắc chắn sẽ đem lại cho Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông Việt Nam thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên cạnh tranh sẽ là một thách thức khốc liệt đối với Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông còn non trẻ.Một trong số các hướng quan trọng là cần có sự thoả thuận trong nội bộ ASEAN về việc tiến hành chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, Việt nam cần chuẩn bị tích cực tham gia vào hợp tác công nghiệp trong khối ASEAN (AICO).Theo xu hướng phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất quốc tế, các công ty đa quốc gia có khả năng sẽ hợp tác với nước ta trong việc sản xuất các mặt hàng có lợi thế so sánh của Việt nam so với các nước ASEAN khác.II.3. Xu hướng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trên thế giớiĐể tận dụng lợi thế của người đi sau, chúng ta cần nắm bắt tình hình và xu thế phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trên thế giới, rút ra các bài học kinh nghiệm phát triển cần thiết.Kết quả nghiên cứu cho thấy một số xu hướng phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp Bưu chính-Viễn thông nói riêng như sau:II.3.1. Về sản xuất và phân phối· Xu hướng toàn cầu hóa: có ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia chi phối mạng sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, hiện nay có gần 4000 công ty mẹ và trên 250 000 công ty chi nhánh đang thâm nhập vào hầu hết các nước. Toàn bộ trao đổi mậu dịch của các công ty này với nhau và với các loại công ty khác chiếm tới 2/3 mậu dịch thế giới.· Xu hướng tập trung hóa: các công ty liên kết thành các tập đoàn mạnh để tạo ra bước phát triển nhảy vọt về công nghệ, tạo thế mạnh trong môi trường cạnh tranh.· Xu hướng cạnh tranh và hợp tác: các tập đoàn công nghiệp vừa cạnh tranh quyết liệt vừa hợp tác. Cạnh tranh là chiến lược, hợp tác là giải pháp tình thế bắt buộc.· Từ chỗ cấm hoặc hạn chế chuyển giao công nghệ, nay các nước phát triển chủ trương chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ sắp lỗi thời hoặc cần nhiều lao động sang các nước chậm phát triển hơn, để tập trung phát triển công nghệ mới.· Thay đổi cơ cấu sản phẩm: hàm lượng dịch vụ và phần mềm sẽ ngày càng tăng trong tổng doanh số.II.3.2. Về công nghệ· Công nghệ thay đổi rất nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. Công tác nghiên cứu phát triển là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các công ty lớn, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.· Phát triển công nghệ tích hợp cao về cả linh kiện và hệ thống thiết bị. Xu hướng tăng tỷ trọng phần mềm và cứng hóa phần mềm nhằm tăng độ linh hoạt, tăng hiệu quả sử dụng của thiết bị.· Xu hướng hội tụ giữa công nghệ điện tử, tin học, viễn thông và kỹ thuật phát thanh truyền hình thể hiện ngày càng rõ nét trong các sản phẩm và hệ thống thiết bị.· Các hệ chuẩn và tiêu chuẩn cho công nghệ và sản phẩm điện tử - tin học được cập nhật và bổ sung thường xuyên, tiêu chuẩn hóa và mức độ tương thích của thiết bị ngày càng cao.· Các tiến bộ khoa học công nghệ: các vi mạch tế hợp cao, quang điện tử và quang sợi, lưu trữ thông tin bằng kỹ thuật quang có dung lượng lớn, kỹ thuật xử lý tín hiệu, phần mềm đóng vai trò ngày càng quan trọng.· Đối với các công nghệ Viễn thông cụ thể như chuyển mạch và truyền dẫn thì xu hướng cáp quang hóa và xu hướng chuyển mạch ATM đã rõ nét. Các công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng, chuyển mạch quang đang được quan tâm phát triển.· Về thông tin vệ tinh, công nghệ vệ tinh quỹ đạo thấp và trung bình (LEO& MEO) đang được phát triển nhằm phủ sóng toàn cầu với khả năng cung cấp được các dịch vụ băng rộng, đặc biệt là các dịch vụ đa phương tiện di động.· Về thông tin vô tuyến: tập trung vào lĩnh vực thông tin di động, hệ thống thông tin di động cá nhân (PCS), các hệ thống mạng truy nhập, thông tin nông thôn.· Về lĩnh vực tin học: phát triển phần mềm chuyên dụng, quản lý, khai thác, dịch vụ khách hàng đối với các dịch vụ thông minh.II.4. Chỉ tiêu chủ yếu và dự báo phát triển BCVT đến năm 2020II.4.1. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển BCVT đến năm 2000(theo Quy hoạch phát triển ngành Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1996-2000, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 110/TTg ngày 22/2/1997)· Năm 2000, đạt mật độ thuê bao 5 - 6 máy/100 dân.· Hầu hết các xã trong toàn quốc có máy điện thoại.· Tiếp tục hiện đại hoá mạng lưới quốc gia về cả thiết bị, công nghệ.· Nâng cấp, mở rộng mạng đường trục quốc gia, thoả mãn mọi nhu cầu thông tin của toàn xã hội.· Tổng bước tiến hành cáp quang hoá mạng lưới, kể cả mạng thuê bao (đến năm 2000 đạt chỉ tiêu 100% các tỉnh đồng bằng và 90% - 95% các tỉnh miền núi có truyền dẫn liên tỉnh bằng cáp quang. Sau năm 2000, tiếp tục thực hiện cáp quang hoá đến các huyện thị). Tổng bước thực hiện cáp quang hoá tới khu dân cư và tới tận nhà thuê bao.· 100% tỉnh lỵ và 90% huyện lỵ có báo đọc trong ngày.II.4.2. Dự báo nhu cầu phát triển đến năm 2020Để có thể định hướng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, dự báo nhu cầu phát triển mạng, thiết bị và dịch vụ là không thể thiếu được. Đó là một trong các yếu tố quyết định quy mô phát triển, cơ cấu, công nghệ của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.- Dự báo nhu cầu máy điện thoại:Trong giai đoạn 2000-2010, kết quả dự báo với giả thiết GDP tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2000, tính cho cận trên và cận dưới là:- Phương án 1: (lấy theo cận trên) đến năm 2010 sẽ có khoảng 23 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 25 máy/100 dân;- Phương án 2: (lấy theo cận dưới) đến năm 2010 sẽ có khoảng 11-13,8 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 12-15 máy/100 dân;Trong giai đoạn 2010-2020, với dự kiến GDP tăng khoảng 2 lần so với năm 2010. Kết quả dự báo tương ứng với các phương án của giai đoạn 2000-2010 cho các kết quả:- Phương án 1: đến năm 2020 sẽ có khoảng 38,5 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 35 máy/100 dân.- Phương án 2: đến năm 2020 sẽ có khoảng 27,5-30 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 25-30 máy/100 dân.- Dự báo nhu cầu điện thoại di động:Hàm dự báo là hàm mũ với năm xuất phát là năm 1995. Ứng dụng phương pháp dự báo từ trên xuống theo phương án khả quan, số lượng máy di động khoảng 10% điện thoại cố định. Kết quả dự báo tốc độ tăng trưởng số máy di động hàng năm trong giai đoạn 2000-2010 khoảng 20-25% và giai đoạn 2010-2020 khoảng 15-20%.- Dự báo nhu cầu nhắn tin:Với việc mở rộng hệ thống nhắn tin trong phạm vi toàn quốc, các dịch vụ nhắn tin sẽ tăng nhanh trong những năm trước 2000 và tốc độ tăng trưởng sau đó sẽ chậm lại so với thông tin di động. Dự kiến đến năm 2000 có khoảng 320-350 nghìn máy, năm 2010 có khoảng 750-800 nghìn máy.- Dự báo nhu cầu dịch vụ truyền số liệu:Trong thời gian 2000-2020, tốc độ tăng trưởng thuê bao thoại cố định hàng năm sẽ giảm, còn lưu lượng truyền số liệu sẽ tăng nhanh. Dự báo tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ truyền số liệu hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 là 35%-45%,trong giai đoạn 2010-2020 là 25%-30%.- Dự báo nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện:Theo dự báo nhu cầu máy điện thoại vào năm 2020 là 35 máy/100 dân, dự báo nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện vào năm 2020 vào khoảng 50-60% của số máy điện thoại.- Dự báo nhu cầu dịch vụ mới:Cùng với việc mở rộng, nâng cấp hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn và triển khai hệ thống báo hiệu số 7, các dịch vụ mới (dịch vụ mạng ISDN) như Fax nhóm 4, Videoconference, Truyền số liệu qua mạng ISDN, các dịch vụ gia tăng giá trị khác sẽ được đưa vào khai thác.Tính đến xu hướng hội tụ công nghệ Điện tử-Tin học-Viễn thông-Phát thanh truyền hình và tương lai của thông tin đa phương tiện, các dự báo trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Với sự phát triển bùng nổ của Internet trên thế giới, Internet ở Việt Nam cũng sẽ phát triển rất mạnh trong những năm tới.Giai đoạn 2000 - 2020 là giai đoạn đầu của xã hội thông tin khi mà công nghệ và dịch vụ ngày càng được gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, dự báo được các loại hình dịch vụ trong giai đoạn này đối với các đối tượng khách hàng cũng là sở cứ quan trọng cho việc định hướng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, đón đầu nhu cầu phát triển. Dự báo đến năm 2020 cho các loại hình dịch vụ ở Việt nam là:- Đối với khách hàng khu vực dân cư, các dịch vụ phổ biến sẽ là: dịch vụ thoại, video theo yêu cầu, mua bán từ xa, công nghiệp giải trí, giáo dục từ xa và chăm sóc y tế từ xa.- Đối với khách hàng khu vực hành chính thương mại, các dịch vụ phổ biến sẽ là: trao đổi dữ liệu điện tử EDI, thương mại điện tử, quản lý và điều hành dịch vụ.- Đối với khách hàng khu vực công cộng, dịch vụ phổ biến sẽ là các kios thông tin - cung cấp thông tin theo yêu cầu.- Một số dịch vụ cũng sẽ trở nên phổ biến như làm việc từ xa, đo lường từ xa, nghiên cứu thị trường và thư viện Video, chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng...Tóm lại: Nhu cầu dịch vụ của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú., do đó yêu cầu về độ rộng băng tần trở nên hết sức khác nhau. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ ngày càng có xu hướng tích hợp, yêu cầu chất lượng dịch vụ và bảo an thông tin ngày càng cao trong khi đó giá thành dịch vụ phải ngày càng giảm. Những yêu cầu này đòi hỏi mạng lưới phải có khả năng cung cấp các băng tần khác nhau, đáp ứng các dạng lưu lượng khác nhau, cung cấp các dịch vụ với tính di động, tiện dụng hơn và mang tính cá nhân ngày càng cao.- ước vốn đầu tư và thị phần của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông:* Phương án 1:Giai đoạn đến năm 2000:Hiện nay Việt nam có khoảng 1,7 triệu máy điện thoại. Mục tiêu đến năm 2000 đạt 5¸6 máy điện thoại trên 100 dân, tương đương 4¸4,8 triệu máy. Để phát triển mới một máy điện thoại cần khoảng 600 USD (chi phí vật tư, trang thiết bị). Vậy ước tính tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là khoảng 1,4¸1,8 tỷ USD.Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng).Giai đoạn 2000-2020:Theo số dự báo, đến năm 2020 mật độ điện thoại đạt khoảng 35 máy/100 dân, tương đương khoảng 38,5 triệu thuê bao. Trong số đó, dự báo nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện vào năm 2020 vào khoảng 50-60% của số máy điện thoại. Trong giai đoạn này để phát triển một thuê bao cần khoảng 600 USD (kinh phí vật tư, trang thiết bị). Vậy ước tính tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là khoảng 20 tỷ USD.Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng, cáp sợi quang, các tổng đài dung lượng nhỏ đa dịch vụ).Trong giai đoạn này, ngoài các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông sẽ tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào những năm sau của giai đoạn. Đến năm 2020, dự kiến tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu về thiết bị và công nghệ là:Nhập khẩu:Để đạt mục tiêu 35 máy/100 dân, cần khoảng 20 tỷ USD. Trong đó công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% (tương ứng với khoảng 8¸10 tỷ USD). Số vốn đầu tư dành cho nhập khẩu khoảng 12¸10 tỷ USD.Xuất khẩu:Xuất khẩu vật tư, thiết bị: Với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm đạt 30-35%, tính đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5¸3 tỷ USD.Xuất khẩu sản phẩm phần mềm: Đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3¸3,5 tỷ USD.Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,5¸6,5 tỷ USD.* Phương án 2:Giai đoạn đến năm 2000:Với tổng số máy điện thoại hiện nay là 1,7 triệu máy, mục tiêu đến năm 2000 đạt 4 máy điện thoại trên 100 dân, tương đương khoảng 3,2 triệu máy, thì tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này ước tính khoảng 900 triệu USD.Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng).Giai đoạn 2000-2020:Nếu ước tính đến năm 2020 mật độ điện thoại đạt 25¸30 máy/100 dân, tương đương 27,5¸30 triệu thuê bao, và nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện vào năm 2020 vào khoảng 50-60% của số máy điện thoại. Cũng với chi phí để phát triển một thuê bao khoảng 600 USD có thể ước tính tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là 14,6¸16,1 tỷ USD.Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng, cáp sợi quang, các tổng đài dung lượng nhỏ đa dịch vụ).Trong giai đoạn này, ngoài các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông sẽ tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào những năm sau của giai đoạn. Đến năm 2020, dự kiến tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu về thiết bị và công nghệ là:Nhập khẩu:Để đạt mục tiêu 25¸30 máy/100 dân, cần khoảng 14,6¸16,1 tỷ USD. Trong đó công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% (tương ứng với khoảng 5,8¸8 tỷ USD). Số vốn đầu tư dành cho nhập khẩu khoảng 7,3¸9,7 tỷ USD.Xuất khẩu:Xuất khẩu vật tư, thiết bị: Với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm đạt 30-35%, tính đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5¸3 tỷ USD.Xuất khẩu sản phẩm phần mềm: Đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3¸3,5 tỷ USD.Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,5¸6,5 tỷ USD.Phần IIIĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020 III.1. Mục tiêu phát triển Công nghiệp Bưu chính-Viễn thôngIII.1.1. Mục tiêu phát triển giai đoạn đến năm 20101. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông công nghệ cao theo hướng liên kết công nghệ Điện tử, Tin học, Viễn thông, Phát thanh và Truyền hình. Đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, dịch chuyển cơ cấu sản phẩm và vùng lãnh thổ công nghiệp, hình thành sự liên kết, hợp tác chặt chÁ giữa các cơ sở công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá cao nhằm tạo ra sức mạnh tổng thể của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.2. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 30%-35%, trong đó:a. Các xí nghiệp 100% vốn trong nước:· Mức độ tăng trưởng doanh thu hàng năm 35 - 40%.· Các sản phẩm chủ yếu có sản lượng hàng năm tăng từ 25% đến 35%.b. Các xí nghiệp liên doanh có vốn nước ngoài:· Mức độ tăng trưởng doanh thu hàng năm 25 - 30%.· Các saen phẩm chủ yếu có sản lượng hàng năm tăng từ 20% đến 30%.3. Tổng bước Việt nam hóa các sản phẩm công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Nâng hàm lượng giá trị lao động Việt nam trong các sản phẩm từ 30 - 40% vào năm 2005, đến 70 - 80% vào năm 2010 và đến năm 2010 Việt nam có những sản phẩm phần mềm viễn thông riêng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.4. Đẩy mạnh tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đặc biệt công nghệ phần mềm để có thể làm chủ công nghệ ngoại nhập và tiến tới phát triển công nghệ riêng của Việt nam. Phấn đấu đến năm 2000: làm chủ được công nghệ cả phần cứng, phần mềm các hệ thống tổng đài dung lượng dưới 2000 số - thay thế hàng nhập khẩu; Làm chủ phần mềm quản lý, khai thác, bảo dưỡng của các hệ thống tổng đài dung lượng lớn và các hệ thống truyền dẫn, tiến tới nắm vững công nghệ thiết kế. Phấn đấu đến năm 2010: Làm chủ công nghệ thiết kế và phát triển module phần mềm của các hệ thống tổng đài dung lượng lớn; Có khả năng tự phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ cho các dịch vụ mới, quản lý, khai thác mạng lưới,...5. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phần mềm. Công nghiệp phần mềm phải được coi là một lĩnh vực trong công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Đến năm 2005, doanh số phần mềm chiếm 10% và phấn đấu đến năm 2010 chiếm 25-30% tổng doanh số công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.III.1.2. Mục tiêu phát triển chiến lược cho giai đoạn 2010-20201. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển theo chiều sâu, tiến hành mở rộng đáng kể phạm vi của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông sang các lĩnh vực Điện tử, Tin học để công nghiệp Bưu chính-Viễn thông thực sự trở thành động lực phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.2. Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông cung cấp được các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, có ý nghĩa chiến lược để chủ động phát triển mạng lưới Bưu chính - Viễn thông. Các sản phẩm này phải có sức cạnh tranh.3. Đến năm 2020 công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được các nhu cầu chủ yếu về trang thiết bị để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia như thiết bị truyền dẫn, chuyển mạch băng rộng, thiết bị đầu cuối đa phương tiện....4. Công nghiệp phần mềm không những đáp ứng nhu cầu cho sản xuất các thiết bị truyền thông tin học ngày càng thông minh, tiện dụng hơn mà còn đáp ứng được nhu cầu tổ chức và quản lý có hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Công nghiệp phần mềm trở thành nguồn doanh thu chính của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.5. Đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đạt kim ngạch xuất khẩu 5,5¸6,5 tỷ USD.III.2. Những chính sách, biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu trênCăn cứ vào tình hình thực tế là nền Công nghiệp Việt nam nói chung và nền Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông nói riêng có xuất phát điểm rất thấp, trong khi nền công nghiệp thế giới phát triển ở trình độ rất cao và theo xu hướng tự do hóa, khu vực hoá và toàn cầu hóa mạnh mẽ, để thực hiện thành công các mục tiêu nêu trên của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn đến năm 2020, cần thiết phải có những chính sách, cơ chế, biện pháp đồng bộ và cơ bản dưới đây:III.2.1. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông có chọn lọcHoàn chỉnh cơ cấu công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong cả nước, xây dựng quy hoạch tổng thể về sản phẩm, công nghệ, thị trường và phương thức đầu tư theo hướng có chọn lọc như sau:- Khu vực sản phẩm mà trong nước có thể chủ động về vốn, công nghệ và thị trường như: các sản phẩm, trang thiết bị phục vụ cho mạng ngoại vi (cáp, tủ cáp, cống cáp, máy điện thoại, thiết bị đầu cuối,...), các tổng đài dung lượng vừa và nhỏ, các thiết bị viễn thông nông thôn thì kiên quyết ưu tiên giành cho đầu tư trong nước.- Khu vực sản phẩm mà công nghiệp Bưu chính-Viễn thông chưa thực sự làm chủ được công nghệ và thị trường thì thực hiện liên doanh như: tổng đài có khả năng cung cấp đa dịch vụ sử dụng trong mạng IN, B-ISDN, thiết bị truyền dẫn tốc độ cao, thiết bị đầu cuối thông minh.- Khu vực sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là sản xuất linh kiện rời mà ta chưa đủ năng lực thì kêu gọi 100% vốn đầu tư nước ngoài như sản xuất linh kiện cơ bản (ROM, RAM, ASIC,...), hoặc liên kết, hợp tác theo sự phân công lao động quốc tế, khu vực.Xác định cơ cấu đầu tư:Cần cân đối tỷ trọng đầu từ. Tỉ trọng đầu tư phải được xác định từ tỉ trọng của các loại trang thiết bị trên mạng lưới. Đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả nhằm góp phần chủ động trong việc cung cấp thiết bị cho mạng lưới, tiết kiệm vốn ngoại tệ nhập khẩu. Thứ tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực sản phẩm là:· Thiết bị mạng ngoại vi.· Các hệ thống chuyển mạch.· Các thiết bị truyền dẫn.Xác định cơ cấu công nghệ:Theo thứ tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực sản phẩm, cần ưu tiên phát triển dây chuyền sản xuất có nội dung chuyển giao công nghệ phần cứng cao, chuyển giao công nghệ phần mềm đầy đủ và sâu. Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển phần mềm viễn thông.Trong khu vực mà chúng ta chủ động được, cần chú trọng phát triển theo các hướng sau:- Song song với việc phát triển sản xuất, cần coi trọng đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thị trường và dịch vụ kỹ thuật cao.- Hiện đại hóa và nâng cấp chất lượng các sản phẩm.- Đặc biệt coi trọng phát triển công tác thiết kế sản phẩm cả phần cứng lẫn phần mềm, coi đây là mục tiêu phát triển năng lực nội sinh quan trọng nhất, tạo tiền đề để có sản phẩm Việt nam xuất khẩu, trong đó phát triển phần mềm được coi là hướng có triển vọng và tiềm năng của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.III.2.2. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong mối liên kết chặt chẽ với nền công nghiệp chung của cả nướcCông nghiệp Bưu chính-Viễn thông tập trung vào sản xuất cấu kiện, bo mạch, các khối chức năng chuyên dụng cho thiết bị viễn thông và cho thiết bị tin học bằng cách nhập linh kiện để sản xuất, lắp ráp, hiệu chỉnh theo thiết kế của ta hay của các nước khác.Với xu thế hội tụ công nghệ của Điện tử, Tin học, Viễn thông, Phát thanh, Truyền hình, các cơ sở công nghiệp Bưu chính-Viễn thông xem xét khả năng tham gia sản xuất các thiết bị tin học hoặc điện tử dân dụng.Hợp tác, liên doanh, liên kết công nghiệp Bưu chính-Viễn thông với các ngành công nghiệp khác như công nghiệp điện tử, cơ khí, cơ khí chính xác, hoá chất, chất dẻo,...Tìm kiếm và tận dụng cơ hội tham gia vào các Đặc khu kinh tế, Khu công nghệ cao hoặc các hình thức liên kết kinh tế, nghiên cứu và phát triển khác.III.2.3. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông hướng ra xuất khẩu nhưng trước mắt cần tập trung để thay thế nhập khẩuĐể phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông bền vững, tổng bước có vị thế trên trường quốc tế, cần xác định và xây dựng lộ trình sản xuất sản phẩm công nghiệp hướng ra xuất khẩu. Một khác, do đặc thù Bưu chính-Viễn thông là ngành công nghệ cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mức độ chuyển giao công nghệ sâu nên trước mắt cần xác định được các sản phẩm sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, đồng thời tích cực tìm kiếm cơ hội xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh của ta. Trên cơ sở đó xây dựng chính sách thị trường phù hợp, liên quan chặt chẽ với cơ cấu sản phẩm nhằm phát triển sản xuất và thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:Các sản phẩm thay thế nhập khẩu bao gồm: Các sản phẩm dành cho công nghiệp trong nước như tổng đài dung lượng vừa và nhỏ, thiết bị đầu cuối, cáp quang, cáp điện thoại và sản phẩm cho mạng ngoại vi, các sản phẩm của khu vực liên doanh như tổng đài, cáp quang, thiết bị truyền dẫn.Các sản phẩm hướng tới xuất khẩu bao gồm: Các sản phẩm có lợi thế so sánh, sản phẩm công nghệ cao của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Theo hướng này, cần đặc biệt chú ý đẩy mạnh nghiên cứu phát triển thiết bị viễn thông của Việt Nam theo hướng nâng cao hàm lượng sở hữu của ta trong mỗi sản phẩm. Sản phẩm công nghiệp phần mềm phải được coi là lĩnh vực có tiềm năng nhất và có khả năng "đón đầu-đi tắt" của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Sản phẩm công nghiệp phần mềm cần phát triển vững chắc theo tổng giai đoạn, trước mắt là gia công phần mềm (vào số liệu thuần tuý, lập trình theo đặt hàng của nước ngoài), tham gia xuất khẩu phần mềm tại chỗ, tiến tới gia công xuất khẩu và tự nghiên cứu phát triển phần mềm xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp phần mềm cần hướng tới công nghệ Multimedia, bảo đảm hội nhập với khu vực và quốc tế.Cần tập trung đầu tư đặc biệt bằng nguồn vốn của Nhà nước vào các lĩnh vực này. Cần có chính sách thu hút vốn, chất xám, chính sách tạo lập thị trường trong nước và thâm nhập thị trường trong khu vực và quốc tế thông qua việc tham gia vào phân công lao động - chuyên môn hóa sản xuất quốc tế.Tăng cường tính tự chủ của các doanh nghiệp trong việc xác định cơ cấu sản phẩm theo quy hoạch chung và nhu cầu của thị trường, xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm về cả giá thành, thị trường trong nước và khu vực một cách linh hoạt, hiệu quả.III.2.4. Cạnh tranh và bảo hộChủ trương của Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong môi trường hội nhập quốc tế. Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, Điện tử, Tin học nói riêng đã được thể hiện trong các văn bản pháp quy của Chính phủ.Cần tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp Bưu chính-Viễn thông để phát huy hết nội lực, huy động mọi tiềm năng, nguồn vốn của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,....đồng thời là bước đi ban đầu cho quá trình cạnh tranh toàn diện trong lĩnh vực BC-VT sau này, đáp ứng được lịch trình tự do hoá thương mại của AFTA, ASEAN, APEC và WTO.Cần triển khai sớm việc cổ phần hoá các doanh nghiệp công nghiệp Bưu chính-Viễn thông Nhà nước, trong đó Nhà nước không nhất thiết nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.Cần xây dựng cơ chế đặc biệt để khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực được xác định là mũi nhọn - công nghiệp phần mềm. Đây là lĩnh vực có thể "đi tắt-đón đầu", có khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế.Do công nghiệp Bưu chính-Viễn thông còn non trẻ, điểm xuất phát và sức cạnh tranh còn thấp, để công nghiệp Bưu chính-Viễn thông có thể phát triển vững chắc cần sớm xây dựng lộ trình cạnh tranh, trong đó cần xây dựng các cơ chế bảo hộ theo quan điểm:- Bảo hộ có chọn lọc: Theo chủng loại sản phẩm.- Bảo hộ có thời hạn: Bảo hộ trong một giai đoạn thích hợp, tạo được động lực phát triển trong môi trường cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.- Bảo hộ có điều kiện: Cơ chế về trợ giá, thuế, xuất nhập khẩu, đấu thầu,...Các cơ chế này phải được thực hiện đồng bộ với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.Để làm cơ sở cho việc thúc đẩy cạnh tranh cũng như thực hiện các biện pháp bảo hộ, cần xây dựng đồng bộ và đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống giám định và quản lý chất lượng sản phẩm.III.2.5. Công nghệXác định trình độ công nghệ phù hợp theo chủng loại sản phẩm nhằm bảo đảm hiệu quả của đầu tư, đồng thời có sản phẩm với công nghệ "đón đầu-đi tắt".Đối với sản phẩm mạng ngoại vi, sản phẩm phục vụ khai thác Bưu chính tiếp tục khai thác, đầu tư công nghệ phù hợp với tình hình phát triển mạng lưới, bảo đảm hiệu quả kinh tế.Đối với các xí nghiệp quy mô nhỏ sản xuất các thiết bị truyền dẫn (truyền dẫn vô tuyến và truyền dẫn quang), thiết bị đầu cuối, thiết bị nguồn, các thiết bị điện tử-tin học sau năm 2000 không còn lắp ráp SKD mà chuyển sang lắp ráp CKD và IKD, tích cực ứng dụng tin học nhằm tăng cường tiềm lực, nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao dây chuyền công nghệ tiến tới làm chủ các chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm (CAD/CAM). Đối với các xí nghiệp trong khuôn khổ phân công lao động quốc tế, tuỳ theo quy mô, loại hình sản phẩm, trình độ công nghệ có thể xem xét lựa chọn các hình thức SKD, CKD, IKD thích hợp.Đối với các xí nghiệp quy mô lớn, để phù hợp với quy chế xuất xứ sản phẩm của AFTA, sản phẩm công nghiệp Bưu chính-Viễn thông cần đạt tối thiểu 40% linh kiện sản xuất tại Việt nam vào năm 2005 để được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu.Đối với sản phẩm chuyển mạch băng rộng, truyền dẫn tốc độ cao (tập trung phát triển tại các liên doanh) và công nghệ phần mềm mang tính "đón đầu-đi tắt" cần "đi ngay vào công nghệ hiện đại" với các bước phát triển phù hợp cho tổng giai đoạn, phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp Điện tử-Tin học-Viễn thông trên thế giới. Cần tập trung đầu tư chiều sâu và phát huy cao độ lao động chất xám nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.Đặc biệt chú trọng tập trung đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm (30% tổng vốn đầu tư cho công nghiệp) với các chính sách, cơ chế đặc biệt và đồng bộ của nhà nước cả về đầu tư, mô hình tế chức, hoạt động và đội ngũ. Tạo lập và đẩy mạnh sự liên kết trong nước và quốc tế.III.2.6. Phát huy nội lực, tăng cường hiệu quả của hợp tác quốc tếChú trọng đầu tư và hợp tác cả trong và ngoài nước vì đó là điều kiện vật chất cơ bản, quyết định khả năng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Khai thác hiệu quả vốn đầu tư, kinh nghiệm, công nghệ nước ngoài đồng thời huy động vốn trong nước và khuyến khích liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước bảo đảm phát triển với giữ vững độc lập chủ quyền và ổn định xã hội.Tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác công nghiệp với các nước ASEAN, APEC, EU,... theo hướng chuyên môn hoá sản xuất. Xây dựng kế hoạch để chủ động tham gia phân công lao động quốc tế trong phạm vi công ty đa quốc gia. Trong sự hợp tác này, cần hình thành được các nhà máy, xí nghiệp ngang tầm khu vực, có mối liên kết chặt chẽ với các nhà khai thác viễn thông trong nước và ngoài nước.Trong quá trình hợp tác, liên doanh cần làm rõ mức độ chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Sản xuất phần mềm phục vụ mạng lưới và gia công phần mềm xuất khẩu phải là một trong các mục tiêu chính của dự án. Đồng thời đẩy mạnh tốc độ phát triển nguồn nhân lực trong nước, tiến tới làm chủ dây chuyền công nghệ, tránh biến thành nơi gia công, lắp ráp, tiêu thụ thuần tuý.III.2.7. Chính sách về tài chínhCác chính sách về tài chính bao gồm các các chính sách huy động vốn, các chính sách sử dụng vốn, các chính sách về giá và thuế.Về nội tệ, để huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế quốc dân, cần đẩy mạnh hoạt động cổ phần hóa, trong đó nhà nước không nhất thiết giữ cổ phần chi phối. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chính sách tín dụng cho phép vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để thực hiện các Dự án lớn, có tính chiến lược. Chuẩn bị tích cực tham gia thị trường chứng khoán.Về ngoại tệ, tích cực tìm kiếm cơ hội, xây dựng các Dự án có tính hấp dẫn cao để có thể thu hút đầu tư nước ngoài thông qua mọi hình thức đầu tư nước ngoài theo Luật hiện hành. Đề nghị Nhà nước dành một tỉ lệ cao hơn nữa trong các nguồn viện trợ nước ngoài, các quỹ đầu tư phát triển nước ngoài (ODA), nguồn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ cao mà Việt nam có lợi thế so sánh trên thị trường khu vực và quốc tế.Cần nghiên cứu xây dựng, ban hành một số quy chế ưu tiên, như chính sách thuế ưu đãi trong 1-3 năm đầu để các doanh nghiệp dám mạnh dạn vay vốn đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng, ban hành một số chính sách trao thêm quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn, cơ sở vật chất.III.2.8. Phát triển nguồn nhân lựcCần có quy hoạch đào tạo chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ then chốt và đào tạo chuyên gia triển khai công nghệ làm nòng cốt cho công tác tiếp thu và làm chủ các công nghệ sản xuất hiện đại.Các xí nghiệp công nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển của mình.Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu. Thực hiện đào tạo cán bộ triển khai công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài.Tìm kiếm các nguồn tài trợ, các nguồn vay ưu đãi để gửi cán bộ trẻ đi đào tạo cơ bản (dài hạn) ở nước ngoài. Nghiên cứu khả năng thành lập Quỹ đào tạo dài hạn để chủ động đào tạo cán bộ theo nhu cầu.Thực hiện mối liên kết chặt chÁ giữa các nhà máy, xẽ nghiệp vối các Viẻn nghiên cứu để tọ chửc nghiên cửu, thiết kặ ẵọi mối săn phám. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông trong việc đào tạo đội ngũ nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ.Có chính sách thích hợp (đãi ngộ, điều kiện làm việc) để thu hút Việt kiều, chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực điện tử, tin học, viễn thông trong công tác tư vấn, hợp tác nghiên cứu, đóng góp cổ phần.III.2.9. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệCoi đầu tư xây dựng tiềm lực KHCN bao gồm đào tạo, nghiên cứu và thông tin là đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất, đảm bảo điều kiện nội sinh cho phát triển lâu bền.Chú trọng nghiên cứu đón đầu công nghệ mới, tư vấn cho việc quy hoạch, thẩm định lựa chọn công nghệ nhập, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.Tăng cường đầu tư, tế chức và quản lý tập trung các chương trình nghiên cứu trọng điểm. Xây dựng các dự án cùng nghiên cứu, phát triển với các cơ quan nghiên cứu, các hãng sản xuất nước ngoài.Liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và nhanh chóng thương mại hoá sản phẩm. Cần xây dựng các cơ chế để các cơ sở sản xuất đặt hàng với các cơ sở nghiên cứu và cơ chế chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất công nghiệp. Sớm thực hiện luật bản quyền.Cần tạo cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thoả đáng cho hoạt động KHCN.Kiện toàn Viện nghiên cứu, hoàn chỉnh mô hình Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông, xây dựng mối liên kết hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, nhằm đưa KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.III.2.10. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩmHoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước-TCVN, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành - TCN.Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng. ưu tiên hàng đầu các nguồn vốn ODA cho việc tăng cường trang bị các hệ thống thiết bị đo thử đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và ở giai đoạn xuất xưởng.Nghiên cứu thiết lập hệ thống các cơ sở đo kiểm có đầy đủ năng lực đánh giá chất lượng. Nghiên cứu giành một tỷ lệ thích đáng từ các nguồn thu phí cấp phép và chứng nhận hợp chuẩn cho việc thiết lập và tăng cường các hệ thống này.Các cơ sở sản xuất phải có phòng hoặc trung tâm kiểm định chất lượng với trang thiết bị đủ năng lực cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành về lĩnh vực này.Khuyến khích các cơ sở sản xuất và liên doanh đăng ký chất lượng ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002,... cho các dây chuyền sản xuất.III.2.11. Tổ chức thực hiệnCác đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện, các doanh nghiệp Bưu chính-Viễn thông, trong phạm vị quyền hạn và chức năng của mình, chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch, cơ chế, chương trình, dự án để cụ thể hoá Chiến lược phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đến năm 2020 và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra.Với xu hướng hội nhập và xu hướng xã hội hoá ngày càng cao, Tổng cục Bưu điện kêu gọi các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước nghiên cứu tham gia thị trường công nghiệp Bưu chính-Viễn thông theo định hướng của Chiến lược phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đến năm 2020.     TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN(Đã ký)MAI LIÊM TRỰC
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 626/1998/QĐ-TCBĐ ngày 05/10/1998

của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

 

Phần I

CÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 1991-1995

I.1. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn 1991 -1995 Đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra đã thu được những thắng lợi ban đầu rất quan trọng trong giai đoạn 1986-1990, những nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản, nền kinh tế đất nước phát triển ở mức cao, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8,2%. Trong giai đoạn 1991-1995, ngành Bưu điện tiếp tục thực hiện chiến lược hiện đại hoá và thông qua kế hoạch tăng tốc độ phát triển đã nhanh chóng đổi mới công nghệ mạng lưới Bưu chính -Viễn thông. Kết quả là ngành Bưu điện đã cơ bản hoàn thành số hoá mạng lưới viễn thông quốc gia, tổng bước cơ giới hoá và tự động hoá mạng Bưu chính. Mạng Bưu chính -Viễn thông đã biến đổi hẳn cả về chất và lượng. Chính sự phát triển mạnh mÁ này đã làm tiền đề cho sự phát triển của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.

I.2. Tình hình phát triển công nghiệp Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1991 - 1995

Để đáp ứng nhu cầu phát triển Bưu chính -Viễn thông theo mục tiêu số hoá và hiện đại hoá, các nhà máy, xí nghiệp của Ngành đã được đầu tư xây mới, nâng cấp, mở rộng và được định hướng áp dụng công nghệ hiện đại. Nhìn chung các cơ sở này được xây dựng ở qui mô nhỏ, chủ yếu được trang bị dây chuyền sản xuất lắp ráp SKD các thiết bị viễn thông theo công nghệ tương đối hiện đại như: - Dây chuyền lắp ráp tổng đài điện tử kỹ thuật số dung lượng nhỏ và vừa. Sản phẩm của các nhà máy bước đầu đã đáp ứng nhu cầu trang bị tổng đài nhỏ cấp huyện. - Dây chuyền lắp ráp thiết bị vi ba loại 2 và 8 Mb/s, sản phẩm đã được sử dụng trên mạng lưới.

- Dây chuyền lắp ráp máy điện thoại ấn phím, các dây chuyền sản xuất cáp đồng, ống nhựa, ....của nhiều nhà máy, xí nghiệp đã và đang cung cấp các sản phẩm chất lượng cao phục vụ mạng lưới.

Trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm của các nhà máy, xí nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong nước là 72%.

Để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ hiện đại, tổng bước làm chủ các công nghệ này và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Ngành Bưu điện đã hợp tác với các đối tác nước ngoài có trình độ công nghệ cao, có uy tín để xây dựng các nhà máy liên doanh, sản xuất các thiết bị viễn thông có chất lượng cao thay thế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn 1991-1995 là việc hình thành các nhà máy liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông. Đến nay các nhà máy liên doanh đã đi vào sản xuất các sản phẩm chính sau: - Tổng đài điện tử số dung lượng vừa và lớn (04 liên doanh). - Thiết bị truyền dẫn SDH (01 liên doanh). - Cáp đồng (01 liên doanh). - Cáp quang (02 liên doanh). Bên cạnh các sản phẩm phần cứng, các nhà máy liên doanh đã tổ chức được các trung tâm nghiên cứu, phát triển phần mềm và đã bắt đầu cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sản xuất tổng đài và tham gia xuất khẩu.

I.3. Đánh giá sự phát triển công nghiệp Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1991-1995

I.3.1. ưu điểm

Các sản phẩm của công nghiệp có chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng một phần nhu cầu mạng lưới và góp phần thúc đẩy chiến lược tăng tốc độ phát triển Bưu chính-Viễn thông Việt nam.

Thông qua quá trình chuyển giao công nghệ và sản xuất tại các nhà máy liên doanh, năng lực, trình độ công nghệ và trình độ quản lý của các cán bộ, công nhân viên đã được nâng lên một bước, nhờ vậy đã tự giải quyết được một số công việc mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài. Cụ thể, đội ngũ cán bộ của chúng ta đã tiếp thu được các kiến thức quí báu về công nghệ sản xuất, công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm và đặc biệt là công nghệ quản lý sản xuất và công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm. Đây là một vốn rất quý để tiếp tục thực hiện mục tiêu của các giai đoạn tiếp theo.

Việc lựa chọn một số đối tác mạnh, lập các nhà máy liên doanh để sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm đã tạo nên sự cạnh tranh thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và bảo đảm ổn định sự phát triển của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong điều kiện chúng ta chưa làm chủ hoàn toàn dây chuyền sản xuất.

I.3.2. Tồn tại Tuy đã có nhiều cố gắng và tiến bộ, nhưng Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông vẫn chưa có những thay đổi căn bản, chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của mạng lưới.

· Chưa có chiến lược hoàn chỉnh để phát triển Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Vì vậy, sự phát triển của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn qua còn mang tính chắp vá, một số lĩnh vực còn chưa có phương án tổ chức sản xuất.

· Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng so với tổng đầu tư của Ngành thì tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp còn quá thấp.

· Trình độ công nghệ chung của các nhà máy, xí nghiệp trong nước còn chưa cao nên kém sức cạnh tranh. Đặc biệt hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn ít được quan tâm phát triển.

· Các nhà máy liên doanh với nước ngoài tuy có công nghệ tiên tiến, nhưng nhìn chung qui mỏ còn nhỏ và mới chỉ là lắp ráp một phần của thiết bị hoàn chỉnh, chủ yếu để phục vụ cho việc bán hàng tại chỗ. Mức độ chuyển giao công nghệ chưa triệt để.

· Công tác nghiên cứu phục vụ cho việc đổi mới công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.

Phương hướng tiếp thu, tiến tới làm chủ phần mềm nhập và phát triển phần mềm riêng tuy đã có nhưng thực tế kết quả đạt được còn quá khiêm tốn so với tiềm năng.

· Chưa được hỗ trợ thực sự thỏng qua các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp rõ ràng của Ngành cũng như của Nhà nước. Cơ chế và chính sách để phát triển công nghiệp thay đổi chậm.

Tóm lại: Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông tuy đã có hướng phát triển, khẳng định được vị trí của mình và bắt kịp xu thế công nghệ tiên tiến, song chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của mạng lưới về chủng loại, số lượng cũng như chất lượng thiết bị, chưa là chỗ dựa vững chắc để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
 

Phần II

CÁC SỞ CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG

II.1. Định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước đến năm 2000 và 2020

Đại hội Đảng lần thứ 8 đã xác định: "Từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp ". Trong đó mục tiêu và định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu như sau:

- Mục tiêu đến năm 2000 là:

· Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.

· Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 9-10% một năm, công nghiệp đạt khoảng 14 -15%.

· Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, đồng thời thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài thông qua các hình thức liên doanh, liên kết để đưa tỷ lệ đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000 lên khoảng 30% GDP.

- Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu:

· Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là "hình thành dần một sõ ngành mũi nhọn như công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin..."

· Chương trình phát triển công nghiệp: mục tiêu là "Đổi mới công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp, phát triển nhanh các ngành có lợi thế, ưu tiên các ngành chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin” thông qua các nhiệm vụ và giải pháp “Xây dựng và phát triển nhanh công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, chọn một số hướng đi sớm vào hiện đại phục vụ chế tạo máy và tự động hoá một số khâu có sản phẩm xuất khẩu. Nâng dần mức chế tạo linh kiện, phụ tùng trong nước. Phát triển dịch vụ tin học, nhất là các phần mềm ứng dụng...".

· Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng "Phát triển mạng Bưu chính -Viễn thông hiện đại, đồng bộ, thống nhất, đều khắp và đa dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng với chất lượng cao, giá thành hạ. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Năm 2000 đạt mật độ điện thoại 6 máy / 100 dân và mở liên lạc điện thoại đến hầu hết các xã ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa".

Để thực hiện được mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra, Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin đã xác định: Tích cực sản xuất các phần mềm phục vụ thị trường ứng dụng CNTT ở trong nước, đồng thời hướng tới khả năng xuất khẩu để tổng bước tham gia vào thị trường quốc tế. Tranh thủ xây dựng từ thấp đến cao các cơ sở công nghiệp sản xuất phần cứng trên cơ sở chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

II.2. Bối cảnh quốc tế - cơ hội và thách thức

Việt nam đã gia nhập Hiệp hội các nước Đông nam Á (ASEAN) và sẽ gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái bình dương (APEC). Với xu hướng hội nhập các tế chức kinh tế thế giới, khu vực và chính sách mở cửa của nước ta trong những năm qua đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông nói riêng trước những cơ hội và thách thức mới. Cơ hội và thách thức trong mỗi tổ chức có những đặc thù khác nhau, cụ thể như sau:

II.2.1. Hiệp hội các nước Đông nam Á (ASEAN)

Các nước ASEAN đã thông qua Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Tổ chức hợp tác công nghiệp khối ASEAN (AICO).

Tác động của AFTA mang tính dài hạn và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế do tự do hoá các luồng thương mại, làm ảnh hưởng tới đầu tư trong nước, ngoài nước và làm thay đổi cơ cấu sản xuất, sự phát triển của các khu vực kinh tế. Tương lai một thị trường chung trong khối về thiết bị Điện tử, Tin học, Viễn thông không còn xa.

Trong những năm qua, hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN vào thị trường Việt Nam chủ yếu mang tính thâm nhập thị trường, nhưng đã có một số một hàng đã có chỗ đứng trên thị trường nước ta. Các nước ASEAN đang cố gắng chiếm lấy một thị phần lớn ở Việt nam.

Nhìn chung, nước ta có một xuất phát điểm không thực sự thuận lợi khi tham gia thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN, đó là sự khác nhau về thể chế và cơ chế quản lý, trình độ quản lý kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn rất thấp thể hiện ở chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả.

Đối với xuất khẩu sang thị trường các nước ngoài ASEAN, lợi ích mà AFTA đem lại cho sản xuất của Việt nam là làm giảm giá thành sản xuất nhờ mua được vật tư đầu vào với giá thành hạ từ các nước ASEAN. Tuy nhiên, các nước ASEAN khác cũng xuất khẩu ra thị trường thế giới những hàng hoá tương tự như của ta.

Việc thực hiện AFTA sẽ đặt các doanh nghiệp của ta trong sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty của các nước trong khu vực lớn mạnh hơn nhiều và vị thế khó khăn nhất là thuộc về các ngành chế tạo, sử dụng nhiều vốn. Do đó cần xác định được thời gian bảo hộ một cách hợp lý bảo đảm cho nền sản xuất trong nước tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh.

Với tác động như vậy, các doanh nghiệp Việt nam phải đuổi kịp và vượt các nước ASEAN về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá trong vòng 5-8 năm tới. Do vậy cần có số lượng vốn đầu tư lớn để đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, việc thực hiện AFTA chắc chắn sẽ dẫn đến tăng nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt nam kể cả các nguồn trong ASEAN và ngoài ASEAN.

Lịch trình hình thành khu vực thị trường chung AFTA cụ thể như sau:

- Đến năm 2003 hoàn thành thị trường chung trong khối với mức thuế xuất nhập khẩu từ 0 đến 5% đối với hầu hết các loại hàng hóa. Việt Nam sẽ hoàn thành việc gia nhập AFTA vào năm 2006.

- Các nước ASEAN dự kiến hoàn thành việc tự do hóa thị trường dịch vụ vào năm 2020.

- ASEAN đã xây dựng viễn cảnh toàn khối đến năm 2020. Theo chương trình này, đến năm 2020 ASEAN mang dáng dấp của Liên minh châu âu.

II.2.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Việt Nam cũng đang chuẩn bị kế hoạch gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế. Tháng 12 năm 1996 Tổ chức Thương mại Thế giới đã thông qua tuyên bố chung về kinh doanh sản phẩm thông tin, hình thành thị trường toàn cầu về sản phẩm công nghệ thông tin, theo đó các sản phẩm công nghệ thông tin sẽ được hưởng mức thuế quan thấp với thủ tục hải quan thuận lợi.

Các nước thành viên WTO tiến hành cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với sản phẩm công nghệ thông tin từ tháng 6/1997 với mục tiêu chung là tạo ra thị trường chung về sản phẩm công nghệ thông tin.

Các nước thành viên WTO cũng đã thỏa thuận về mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông, cho phép cạnh tranh nước ngoài từ tháng 1/1998.

Đến năm 2020, sẽ hình thành được thị trường tự do trên phạm vi toàn cầu về cả hàng hóa và dịch vụ (thị trường hàng hóa có mức thuế từ 0-5% và thị trường dịch vụ mở cửa cho cạnh tranh quốc tế).

II.2.3. Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

Ngoài hai tổ chức trên, Việt Nam cũng đang chuẩn bị gia nhập Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Các nước thành viên APEC đã thống nhất lộ trình đi tới mục tiêu tự do hóa hoàn toàn buôn bán và đầu tư theo khung thời gian sau:

- 2010 Đối với các nước phát triển.

- 2020 đối với các nước đang phát triển.

Kế hoạch trên được thực hiện từ 1/1/1997. Khác với ASEAN, chương trình tự do hóa của APEC mang tính toàn diện, việc tự do hóa sẽ tiến hành đồng thời trên tất cả các lĩnh vực như thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài.

Tóm lại:

Việc gia nhập các tế chức kinh tế khu vực và thế giới chắc chắn sẽ đem lại cho Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông Việt Nam thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên cạnh tranh sẽ là một thách thức khốc liệt đối với Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông còn non trẻ.

Một trong số các hướng quan trọng là cần có sự thoả thuận trong nội bộ ASEAN về việc tiến hành chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, Việt nam cần chuẩn bị tích cực tham gia vào hợp tác công nghiệp trong khối ASEAN (AICO).

Theo xu hướng phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất quốc tế, các công ty đa quốc gia có khả năng sẽ hợp tác với nước ta trong việc sản xuất các mặt hàng có lợi thế so sánh của Việt nam so với các nước ASEAN khác.

II.3. Xu hướng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trên thế giới

Để tận dụng lợi thế của người đi sau, chúng ta cần nắm bắt tình hình và xu thế phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trên thế giới, rút ra các bài học kinh nghiệm phát triển cần thiết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số xu hướng phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp Bưu chính-Viễn thông nói riêng như sau:

II.3.1. Về sản xuất và phân phối

· Xu hướng toàn cầu hóa: có ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia chi phối mạng sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, hiện nay có gần 4000 công ty mẹ và trên 250 000 công ty chi nhánh đang thâm nhập vào hầu hết các nước. Toàn bộ trao đổi mậu dịch của các công ty này với nhau và với các loại công ty khác chiếm tới 2/3 mậu dịch thế giới.

· Xu hướng tập trung hóa: các công ty liên kết thành các tập đoàn mạnh để tạo ra bước phát triển nhảy vọt về công nghệ, tạo thế mạnh trong môi trường cạnh tranh.

· Xu hướng cạnh tranh và hợp tác: các tập đoàn công nghiệp vừa cạnh tranh quyết liệt vừa hợp tác. Cạnh tranh là chiến lược, hợp tác là giải pháp tình thế bắt buộc.

· Từ chỗ cấm hoặc hạn chế chuyển giao công nghệ, nay các nước phát triển chủ trương chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ sắp lỗi thời hoặc cần nhiều lao động sang các nước chậm phát triển hơn, để tập trung phát triển công nghệ mới.

· Thay đổi cơ cấu sản phẩm: hàm lượng dịch vụ và phần mềm sẽ ngày càng tăng trong tổng doanh số.

II.3.2. Về công nghệ

· Công nghệ thay đổi rất nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn. Công tác nghiên cứu phát triển là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của các công ty lớn, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

· Phát triển công nghệ tích hợp cao về cả linh kiện và hệ thống thiết bị. Xu hướng tăng tỷ trọng phần mềm và cứng hóa phần mềm nhằm tăng độ linh hoạt, tăng hiệu quả sử dụng của thiết bị.

· Xu hướng hội tụ giữa công nghệ điện tử, tin học, viễn thông và kỹ thuật phát thanh truyền hình thể hiện ngày càng rõ nét trong các sản phẩm và hệ thống thiết bị.

· Các hệ chuẩn và tiêu chuẩn cho công nghệ và sản phẩm điện tử - tin học được cập nhật và bổ sung thường xuyên, tiêu chuẩn hóa và mức độ tương thích của thiết bị ngày càng cao.

· Các tiến bộ khoa học công nghệ: các vi mạch tế hợp cao, quang điện tử và quang sợi, lưu trữ thông tin bằng kỹ thuật quang có dung lượng lớn, kỹ thuật xử lý tín hiệu, phần mềm đóng vai trò ngày càng quan trọng.

· Đối với các công nghệ Viễn thông cụ thể như chuyển mạch và truyền dẫn thì xu hướng cáp quang hóa và xu hướng chuyển mạch ATM đã rõ nét. Các công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng, chuyển mạch quang đang được quan tâm phát triển.

· Về thông tin vệ tinh, công nghệ vệ tinh quỹ đạo thấp và trung bình (LEO& MEO) đang được phát triển nhằm phủ sóng toàn cầu với khả năng cung cấp được các dịch vụ băng rộng, đặc biệt là các dịch vụ đa phương tiện di động.

· Về thông tin vô tuyến: tập trung vào lĩnh vực thông tin di động, hệ thống thông tin di động cá nhân (PCS), các hệ thống mạng truy nhập, thông tin nông thôn.

· Về lĩnh vực tin học: phát triển phần mềm chuyên dụng, quản lý, khai thác, dịch vụ khách hàng đối với các dịch vụ thông minh.

II.4. Chỉ tiêu chủ yếu và dự báo phát triển BCVT đến năm 2020

II.4.1. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển BCVT đến năm 2000

(theo Quy hoạch phát triển ngành Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1996-2000, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 110/TTg ngày 22/2/1997)

· Năm 2000, đạt mật độ thuê bao 5 - 6 máy/100 dân.

· Hầu hết các xã trong toàn quốc có máy điện thoại.

· Tiếp tục hiện đại hoá mạng lưới quốc gia về cả thiết bị, công nghệ.

· Nâng cấp, mở rộng mạng đường trục quốc gia, thoả mãn mọi nhu cầu thông tin của toàn xã hội.

· Tổng bước tiến hành cáp quang hoá mạng lưới, kể cả mạng thuê bao (đến năm 2000 đạt chỉ tiêu 100% các tỉnh đồng bằng và 90% - 95% các tỉnh miền núi có truyền dẫn liên tỉnh bằng cáp quang. Sau năm 2000, tiếp tục thực hiện cáp quang hoá đến các huyện thị). Tổng bước thực hiện cáp quang hoá tới khu dân cư và tới tận nhà thuê bao.

· 100% tỉnh lỵ và 90% huyện lỵ có báo đọc trong ngày.

II.4.2. Dự báo nhu cầu phát triển đến năm 2020

Để có thể định hướng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, dự báo nhu cầu phát triển mạng, thiết bị và dịch vụ là không thể thiếu được. Đó là một trong các yếu tố quyết định quy mô phát triển, cơ cấu, công nghệ của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.

- Dự báo nhu cầu máy điện thoại:

Trong giai đoạn 2000-2010, kết quả dự báo với giả thiết GDP tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2000, tính cho cận trên và cận dưới là:

- Phương án 1: (lấy theo cận trên) đến năm 2010 sẽ có khoảng 23 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 25 máy/100 dân;

- Phương án 2: (lấy theo cận dưới) đến năm 2010 sẽ có khoảng 11-13,8 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 12-15 máy/100 dân;

Trong giai đoạn 2010-2020, với dự kiến GDP tăng khoảng 2 lần so với năm 2010. Kết quả dự báo tương ứng với các phương án của giai đoạn 2000-2010 cho các kết quả:

- Phương án 1: đến năm 2020 sẽ có khoảng 38,5 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 35 máy/100 dân.

- Phương án 2: đến năm 2020 sẽ có khoảng 27,5-30 triệu thuê bao, mật độ máy điện thoại tương ứng sẽ là 25-30 máy/100 dân.

- Dự báo nhu cầu điện thoại di động:

Hàm dự báo là hàm mũ với năm xuất phát là năm 1995. Ứng dụng phương pháp dự báo từ trên xuống theo phương án khả quan, số lượng máy di động khoảng 10% điện thoại cố định. Kết quả dự báo tốc độ tăng trưởng số máy di động hàng năm trong giai đoạn 2000-2010 khoảng 20-25% và giai đoạn 2010-2020 khoảng 15-20%.

- Dự báo nhu cầu nhắn tin:

Với việc mở rộng hệ thống nhắn tin trong phạm vi toàn quốc, các dịch vụ nhắn tin sẽ tăng nhanh trong những năm trước 2000 và tốc độ tăng trưởng sau đó sẽ chậm lại so với thông tin di động. Dự kiến đến năm 2000 có khoảng 320-350 nghìn máy, năm 2010 có khoảng 750-800 nghìn máy.

- Dự báo nhu cầu dịch vụ truyền số liệu:

Trong thời gian 2000-2020, tốc độ tăng trưởng thuê bao thoại cố định hàng năm sẽ giảm, còn lưu lượng truyền số liệu sẽ tăng nhanh. Dự báo tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ truyền số liệu hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 là 35%-45%,

trong giai đoạn 2010-2020 là 25%-30%.

- Dự báo nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện:

Theo dự báo nhu cầu máy điện thoại vào năm 2020 là 35 máy/100 dân, dự báo nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện vào năm 2020 vào khoảng 50-60% của số máy điện thoại.

- Dự báo nhu cầu dịch vụ mới:

Cùng với việc mở rộng, nâng cấp hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn và triển khai hệ thống báo hiệu số 7, các dịch vụ mới (dịch vụ mạng ISDN) như Fax nhóm 4, Videoconference, Truyền số liệu qua mạng ISDN, các dịch vụ gia tăng giá trị khác sẽ được đưa vào khai thác.

Tính đến xu hướng hội tụ công nghệ Điện tử-Tin học-Viễn thông-Phát thanh truyền hình và tương lai của thông tin đa phương tiện, các dự báo trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Với sự phát triển bùng nổ của Internet trên thế giới, Internet ở Việt Nam cũng sẽ phát triển rất mạnh trong những năm tới.

Giai đoạn 2000 - 2020 là giai đoạn đầu của xã hội thông tin khi mà công nghệ và dịch vụ ngày càng được gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, dự báo được các loại hình dịch vụ trong giai đoạn này đối với các đối tượng khách hàng cũng là sở cứ quan trọng cho việc định hướng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, đón đầu nhu cầu phát triển. Dự báo đến năm 2020 cho các loại hình dịch vụ ở Việt nam là:

- Đối với khách hàng khu vực dân cư, các dịch vụ phổ biến sẽ là: dịch vụ thoại, video theo yêu cầu, mua bán từ xa, công nghiệp giải trí, giáo dục từ xa và chăm sóc y tế từ xa.

- Đối với khách hàng khu vực hành chính thương mại, các dịch vụ phổ biến sẽ là: trao đổi dữ liệu điện tử EDI, thương mại điện tử, quản lý và điều hành dịch vụ.

- Đối với khách hàng khu vực công cộng, dịch vụ phổ biến sẽ là các kios thông tin - cung cấp thông tin theo yêu cầu.

- Một số dịch vụ cũng sẽ trở nên phổ biến như làm việc từ xa, đo lường từ xa, nghiên cứu thị trường và thư viện Video, chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng...

Tóm lại: Nhu cầu dịch vụ của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú., do đó yêu cầu về độ rộng băng tần trở nên hết sức khác nhau. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ ngày càng có xu hướng tích hợp, yêu cầu chất lượng dịch vụ và bảo an thông tin ngày càng cao trong khi đó giá thành dịch vụ phải ngày càng giảm. Những yêu cầu này đòi hỏi mạng lưới phải có khả năng cung cấp các băng tần khác nhau, đáp ứng các dạng lưu lượng khác nhau, cung cấp các dịch vụ với tính di động, tiện dụng hơn và mang tính cá nhân ngày càng cao.

- ước vốn đầu tư và thị phần của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông:

* Phương án 1:

Giai đoạn đến năm 2000:

Hiện nay Việt nam có khoảng 1,7 triệu máy điện thoại. Mục tiêu đến năm 2000 đạt 5¸6 máy điện thoại trên 100 dân, tương đương 4¸4,8 triệu máy. Để phát triển mới một máy điện thoại cần khoảng 600 USD (chi phí vật tư, trang thiết bị). Vậy ước tính tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là khoảng 1,4¸1,8 tỷ USD.

Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng).

Giai đoạn 2000-2020:

Theo số dự báo, đến năm 2020 mật độ điện thoại đạt khoảng 35 máy/100 dân, tương đương khoảng 38,5 triệu thuê bao. Trong số đó, dự báo nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện vào năm 2020 vào khoảng 50-60% của số máy điện thoại. Trong giai đoạn này để phát triển một thuê bao cần khoảng 600 USD (kinh phí vật tư, trang thiết bị). Vậy ước tính tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là khoảng 20 tỷ USD.

Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng, cáp sợi quang, các tổng đài dung lượng nhỏ đa dịch vụ).

Trong giai đoạn này, ngoài các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông sẽ tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào những năm sau của giai đoạn. Đến năm 2020, dự kiến tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu về thiết bị và công nghệ là:

Nhập khẩu:

Để đạt mục tiêu 35 máy/100 dân, cần khoảng 20 tỷ USD. Trong đó công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% (tương ứng với khoảng 8¸10 tỷ USD). Số vốn đầu tư dành cho nhập khẩu khoảng 12¸10 tỷ USD.

Xuất khẩu:

Xuất khẩu vật tư, thiết bị: Với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm đạt 30-35%, tính đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5¸3 tỷ USD.

Xuất khẩu sản phẩm phần mềm: Đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3¸3,5 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,5¸6,5 tỷ USD.

* Phương án 2:

Giai đoạn đến năm 2000:

Với tổng số máy điện thoại hiện nay là 1,7 triệu máy, mục tiêu đến năm 2000 đạt 4 máy điện thoại trên 100 dân, tương đương khoảng 3,2 triệu máy, thì tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này ước tính khoảng 900 triệu USD.

Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng).

Giai đoạn 2000-2020:

Nếu ước tính đến năm 2020 mật độ điện thoại đạt 25¸30 máy/100 dân, tương đương 27,5¸30 triệu thuê bao, và nhu cầu thiết bị đầu cuối đa phương tiện vào năm 2020 vào khoảng 50-60% của số máy điện thoại. Cũng với chi phí để phát triển một thuê bao khoảng 600 USD có thể ước tính tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn này là 14,6¸16,1 tỷ USD.

Thị phần: Ngoài sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% nhu cầu phát triển mạng (trong số đó có một hàng đáp ứng được 100% như cáp đồng, cáp sợi quang, các tổng đài dung lượng nhỏ đa dịch vụ).

Trong giai đoạn này, ngoài các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp Bưu chính-Viễn thông sẽ tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào những năm sau của giai đoạn. Đến năm 2020, dự kiến tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu về thiết bị và công nghệ là:

Nhập khẩu:

Để đạt mục tiêu 25¸30 máy/100 dân, cần khoảng 14,6¸16,1 tỷ USD. Trong đó công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được khoảng 40-50% (tương ứng với khoảng 5,8¸8 tỷ USD). Số vốn đầu tư dành cho nhập khẩu khoảng 7,3¸9,7 tỷ USD.

Xuất khẩu:

Xuất khẩu vật tư, thiết bị: Với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm đạt 30-35%, tính đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,5¸3 tỷ USD.

Xuất khẩu sản phẩm phần mềm: Đến năm 2020, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3¸3,5 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,5¸6,5 tỷ USD.

Phần III

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020

 

III.1. Mục tiêu phát triển Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông

III.1.1. Mục tiêu phát triển giai đoạn đến năm 2010

1. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông công nghệ cao theo hướng liên kết công nghệ Điện tử, Tin học, Viễn thông, Phát thanh và Truyền hình. Đổi mới, sắp xếp lại tổ chức, dịch chuyển cơ cấu sản phẩm và vùng lãnh thổ công nghiệp, hình thành sự liên kết, hợp tác chặt chÁ giữa các cơ sở công nghiệp theo hướng chuyên môn hoá cao nhằm tạo ra sức mạnh tổng thể của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.

2. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 30%-35%, trong đó:

a. Các xí nghiệp 100% vốn trong nước:

· Mức độ tăng trưởng doanh thu hàng năm 35 - 40%.

· Các sản phẩm chủ yếu có sản lượng hàng năm tăng từ 25% đến 35%.

b. Các xí nghiệp liên doanh có vốn nước ngoài:

· Mức độ tăng trưởng doanh thu hàng năm 25 - 30%.

· Các saen phẩm chủ yếu có sản lượng hàng năm tăng từ 20% đến 30%.

3. Tổng bước Việt nam hóa các sản phẩm công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Nâng hàm lượng giá trị lao động Việt nam trong các sản phẩm từ 30 - 40% vào năm 2005, đến 70 - 80% vào năm 2010 và đến năm 2010 Việt nam có những sản phẩm phần mềm viễn thông riêng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

4. Đẩy mạnh tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đặc biệt công nghệ phần mềm để có thể làm chủ công nghệ ngoại nhập và tiến tới phát triển công nghệ riêng của Việt nam. Phấn đấu đến năm 2000: làm chủ được công nghệ cả phần cứng, phần mềm các hệ thống tổng đài dung lượng dưới 2000 số - thay thế hàng nhập khẩu; Làm chủ phần mềm quản lý, khai thác, bảo dưỡng của các hệ thống tổng đài dung lượng lớn và các hệ thống truyền dẫn, tiến tới nắm vững công nghệ thiết kế. Phấn đấu đến năm 2010: Làm chủ công nghệ thiết kế và phát triển module phần mềm của các hệ thống tổng đài dung lượng lớn; Có khả năng tự phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ cho các dịch vụ mới, quản lý, khai thác mạng lưới,...

5. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phần mềm. Công nghiệp phần mềm phải được coi là một lĩnh vực trong công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Đến năm 2005, doanh số phần mềm chiếm 10% và phấn đấu đến năm 2010 chiếm 25-30% tổng doanh số công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.

III.1.2. Mục tiêu phát triển chiến lược cho giai đoạn 2010-2020

1. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển theo chiều sâu, tiến hành mở rộng đáng kể phạm vi của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông sang các lĩnh vực Điện tử, Tin học để công nghiệp Bưu chính-Viễn thông thực sự trở thành động lực phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

2. Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông cung cấp được các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, có ý nghĩa chiến lược để chủ động phát triển mạng lưới Bưu chính - Viễn thông. Các sản phẩm này phải có sức cạnh tranh.

3. Đến năm 2020 công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đáp ứng được các nhu cầu chủ yếu về trang thiết bị để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia như thiết bị truyền dẫn, chuyển mạch băng rộng, thiết bị đầu cuối đa phương tiện....

4. Công nghiệp phần mềm không những đáp ứng nhu cầu cho sản xuất các thiết bị truyền thông tin học ngày càng thông minh, tiện dụng hơn mà còn đáp ứng được nhu cầu tổ chức và quản lý có hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Công nghiệp phần mềm trở thành nguồn doanh thu chính của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.

5. Đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2020 công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đạt kim ngạch xuất khẩu 5,5¸6,5 tỷ USD.

III.2. Những chính sách, biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu trên

Căn cứ vào tình hình thực tế là nền Công nghiệp Việt nam nói chung và nền Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông nói riêng có xuất phát điểm rất thấp, trong khi nền công nghiệp thế giới phát triển ở trình độ rất cao và theo xu hướng tự do hóa, khu vực hoá và toàn cầu hóa mạnh mẽ, để thực hiện thành công các mục tiêu nêu trên của Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông giai đoạn đến năm 2020, cần thiết phải có những chính sách, cơ chế, biện pháp đồng bộ và cơ bản dưới đây:

III.2.1. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông có chọn lọc

Hoàn chỉnh cơ cấu công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong cả nước, xây dựng quy hoạch tổng thể về sản phẩm, công nghệ, thị trường và phương thức đầu tư theo hướng có chọn lọc như sau:

- Khu vực sản phẩm mà trong nước có thể chủ động về vốn, công nghệ và thị trường như: các sản phẩm, trang thiết bị phục vụ cho mạng ngoại vi (cáp, tủ cáp, cống cáp, máy điện thoại, thiết bị đầu cuối,...), các tổng đài dung lượng vừa và nhỏ, các thiết bị viễn thông nông thôn thì kiên quyết ưu tiên giành cho đầu tư trong nước.

- Khu vực sản phẩm mà công nghiệp Bưu chính-Viễn thông chưa thực sự làm chủ được công nghệ và thị trường thì thực hiện liên doanh như: tổng đài có khả năng cung cấp đa dịch vụ sử dụng trong mạng IN, B-ISDN, thiết bị truyền dẫn tốc độ cao, thiết bị đầu cuối thông minh.

- Khu vực sản phẩm công nghệ cao, đặc biệt là sản xuất linh kiện rời mà ta chưa đủ năng lực thì kêu gọi 100% vốn đầu tư nước ngoài như sản xuất linh kiện cơ bản (ROM, RAM, ASIC,...), hoặc liên kết, hợp tác theo sự phân công lao động quốc tế, khu vực.

Xác định cơ cấu đầu tư:

Cần cân đối tỷ trọng đầu từ. Tỉ trọng đầu tư phải được xác định từ tỉ trọng của các loại trang thiết bị trên mạng lưới. Đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả nhằm góp phần chủ động trong việc cung cấp thiết bị cho mạng lưới, tiết kiệm vốn ngoại tệ nhập khẩu. Thứ tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực sản phẩm là:

· Thiết bị mạng ngoại vi.

· Các hệ thống chuyển mạch.

· Các thiết bị truyền dẫn.

Xác định cơ cấu công nghệ:

Theo thứ tự ưu tiên phát triển các lĩnh vực sản phẩm, cần ưu tiên phát triển dây chuyền sản xuất có nội dung chuyển giao công nghệ phần cứng cao, chuyển giao công nghệ phần mềm đầy đủ và sâu. Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển phần mềm viễn thông.

Trong khu vực mà chúng ta chủ động được, cần chú trọng phát triển theo các hướng sau:

- Song song với việc phát triển sản xuất, cần coi trọng đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thị trường và dịch vụ kỹ thuật cao.

- Hiện đại hóa và nâng cấp chất lượng các sản phẩm.

- Đặc biệt coi trọng phát triển công tác thiết kế sản phẩm cả phần cứng lẫn phần mềm, coi đây là mục tiêu phát triển năng lực nội sinh quan trọng nhất, tạo tiền đề để có sản phẩm Việt nam xuất khẩu, trong đó phát triển phần mềm được coi là hướng có triển vọng và tiềm năng của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông.

III.2.2. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông trong mối liên kết chặt chẽ với nền công nghiệp chung của cả nước

Công nghiệp Bưu chính-Viễn thông tập trung vào sản xuất cấu kiện, bo mạch, các khối chức năng chuyên dụng cho thiết bị viễn thông và cho thiết bị tin học bằng cách nhập linh kiện để sản xuất, lắp ráp, hiệu chỉnh theo thiết kế của ta hay của các nước khác.

Với xu thế hội tụ công nghệ của Điện tử, Tin học, Viễn thông, Phát thanh, Truyền hình, các cơ sở công nghiệp Bưu chính-Viễn thông xem xét khả năng tham gia sản xuất các thiết bị tin học hoặc điện tử dân dụng.

Hợp tác, liên doanh, liên kết công nghiệp Bưu chính-Viễn thông với các ngành công nghiệp khác như công nghiệp điện tử, cơ khí, cơ khí chính xác, hoá chất, chất dẻo,...Tìm kiếm và tận dụng cơ hội tham gia vào các Đặc khu kinh tế, Khu công nghệ cao hoặc các hình thức liên kết kinh tế, nghiên cứu và phát triển khác.

III.2.3. Phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông hướng ra xuất khẩu nhưng trước mắt cần tập trung để thay thế nhập khẩu

Để phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông bền vững, tổng bước có vị thế trên trường quốc tế, cần xác định và xây dựng lộ trình sản xuất sản phẩm công nghiệp hướng ra xuất khẩu. Một khác, do đặc thù Bưu chính-Viễn thông là ngành công nghệ cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mức độ chuyển giao công nghệ sâu nên trước mắt cần xác định được các sản phẩm sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, đồng thời tích cực tìm kiếm cơ hội xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh của ta. Trên cơ sở đó xây dựng chính sách thị trường phù hợp, liên quan chặt chẽ với cơ cấu sản phẩm nhằm phát triển sản xuất và thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

Các sản phẩm thay thế nhập khẩu bao gồm: Các sản phẩm dành cho công nghiệp trong nước như tổng đài dung lượng vừa và nhỏ, thiết bị đầu cuối, cáp quang, cáp điện thoại và sản phẩm cho mạng ngoại vi, các sản phẩm của khu vực liên doanh như tổng đài, cáp quang, thiết bị truyền dẫn.

Các sản phẩm hướng tới xuất khẩu bao gồm: Các sản phẩm có lợi thế so sánh, sản phẩm công nghệ cao của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Theo hướng này, cần đặc biệt chú ý đẩy mạnh nghiên cứu phát triển thiết bị viễn thông của Việt Nam theo hướng nâng cao hàm lượng sở hữu của ta trong mỗi sản phẩm. Sản phẩm công nghiệp phần mềm phải được coi là lĩnh vực có tiềm năng nhất và có khả năng "đón đầu-đi tắt" của công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Sản phẩm công nghiệp phần mềm cần phát triển vững chắc theo tổng giai đoạn, trước mắt là gia công phần mềm (vào số liệu thuần tuý, lập trình theo đặt hàng của nước ngoài), tham gia xuất khẩu phần mềm tại chỗ, tiến tới gia công xuất khẩu và tự nghiên cứu phát triển phần mềm xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp phần mềm cần hướng tới công nghệ Multimedia, bảo đảm hội nhập với khu vực và quốc tế.

Cần tập trung đầu tư đặc biệt bằng nguồn vốn của Nhà nước vào các lĩnh vực này. Cần có chính sách thu hút vốn, chất xám, chính sách tạo lập thị trường trong nước và thâm nhập thị trường trong khu vực và quốc tế thông qua việc tham gia vào phân công lao động - chuyên môn hóa sản xuất quốc tế.

Tăng cường tính tự chủ của các doanh nghiệp trong việc xác định cơ cấu sản phẩm theo quy hoạch chung và nhu cầu của thị trường, xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm về cả giá thành, thị trường trong nước và khu vực một cách linh hoạt, hiệu quả.

III.2.4. Cạnh tranh và bảo hộ

Chủ trương của Đảng và Nhà nước đã khẳng định rằng cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong môi trường hội nhập quốc tế. Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, Điện tử, Tin học nói riêng đã được thể hiện trong các văn bản pháp quy của Chính phủ.

Cần tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp Bưu chính-Viễn thông để phát huy hết nội lực, huy động mọi tiềm năng, nguồn vốn của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp Bưu chính-Viễn thông, nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,....đồng thời là bước đi ban đầu cho quá trình cạnh tranh toàn diện trong lĩnh vực BC-VT sau này, đáp ứng được lịch trình tự do hoá thương mại của AFTA, ASEAN, APEC và WTO.

Cần triển khai sớm việc cổ phần hoá các doanh nghiệp công nghiệp Bưu chính-Viễn thông Nhà nước, trong đó Nhà nước không nhất thiết nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.

Cần xây dựng cơ chế đặc biệt để khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực được xác định là mũi nhọn - công nghiệp phần mềm. Đây là lĩnh vực có thể "đi tắt-đón đầu", có khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế.

Do công nghiệp Bưu chính-Viễn thông còn non trẻ, điểm xuất phát và sức cạnh tranh còn thấp, để công nghiệp Bưu chính-Viễn thông có thể phát triển vững chắc cần sớm xây dựng lộ trình cạnh tranh, trong đó cần xây dựng các cơ chế bảo hộ theo quan điểm:

- Bảo hộ có chọn lọc: Theo chủng loại sản phẩm.

- Bảo hộ có thời hạn: Bảo hộ trong một giai đoạn thích hợp, tạo được động lực phát triển trong môi trường cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Bảo hộ có điều kiện: Cơ chế về trợ giá, thuế, xuất nhập khẩu, đấu thầu,...Các cơ chế này phải được thực hiện đồng bộ với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Để làm cơ sở cho việc thúc đẩy cạnh tranh cũng như thực hiện các biện pháp bảo hộ, cần xây dựng đồng bộ và đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống giám định và quản lý chất lượng sản phẩm.

III.2.5. Công nghệ

Xác định trình độ công nghệ phù hợp theo chủng loại sản phẩm nhằm bảo đảm hiệu quả của đầu tư, đồng thời có sản phẩm với công nghệ "đón đầu-đi tắt".

Đối với sản phẩm mạng ngoại vi, sản phẩm phục vụ khai thác Bưu chính tiếp tục khai thác, đầu tư công nghệ phù hợp với tình hình phát triển mạng lưới, bảo đảm hiệu quả kinh tế.

Đối với các xí nghiệp quy mô nhỏ sản xuất các thiết bị truyền dẫn (truyền dẫn vô tuyến và truyền dẫn quang), thiết bị đầu cuối, thiết bị nguồn, các thiết bị điện tử-tin học sau năm 2000 không còn lắp ráp SKD mà chuyển sang lắp ráp CKD và IKD, tích cực ứng dụng tin học nhằm tăng cường tiềm lực, nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao dây chuyền công nghệ tiến tới làm chủ các chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm (CAD/CAM). Đối với các xí nghiệp trong khuôn khổ phân công lao động quốc tế, tuỳ theo quy mô, loại hình sản phẩm, trình độ công nghệ có thể xem xét lựa chọn các hình thức SKD, CKD, IKD thích hợp.

Đối với các xí nghiệp quy mô lớn, để phù hợp với quy chế xuất xứ sản phẩm của AFTA, sản phẩm công nghiệp Bưu chính-Viễn thông cần đạt tối thiểu 40% linh kiện sản xuất tại Việt nam vào năm 2005 để được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu.

Đối với sản phẩm chuyển mạch băng rộng, truyền dẫn tốc độ cao (tập trung phát triển tại các liên doanh) và công nghệ phần mềm mang tính "đón đầu-đi tắt" cần "đi ngay vào công nghệ hiện đại" với các bước phát triển phù hợp cho tổng giai đoạn, phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp Điện tử-Tin học-Viễn thông trên thế giới. Cần tập trung đầu tư chiều sâu và phát huy cao độ lao động chất xám nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Đặc biệt chú trọng tập trung đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm (30% tổng vốn đầu tư cho công nghiệp) với các chính sách, cơ chế đặc biệt và đồng bộ của nhà nước cả về đầu tư, mô hình tế chức, hoạt động và đội ngũ. Tạo lập và đẩy mạnh sự liên kết trong nước và quốc tế.

III.2.6. Phát huy nội lực, tăng cường hiệu quả của hợp tác quốc tế

Chú trọng đầu tư và hợp tác cả trong và ngoài nước vì đó là điều kiện vật chất cơ bản, quyết định khả năng phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Khai thác hiệu quả vốn đầu tư, kinh nghiệm, công nghệ nước ngoài đồng thời huy động vốn trong nước và khuyến khích liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước bảo đảm phát triển với giữ vững độc lập chủ quyền và ổn định xã hội.

Tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác công nghiệp với các nước ASEAN, APEC, EU,... theo hướng chuyên môn hoá sản xuất. Xây dựng kế hoạch để chủ động tham gia phân công lao động quốc tế trong phạm vi công ty đa quốc gia. Trong sự hợp tác này, cần hình thành được các nhà máy, xí nghiệp ngang tầm khu vực, có mối liên kết chặt chẽ với các nhà khai thác viễn thông trong nước và ngoài nước.

Trong quá trình hợp tác, liên doanh cần làm rõ mức độ chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Sản xuất phần mềm phục vụ mạng lưới và gia công phần mềm xuất khẩu phải là một trong các mục tiêu chính của dự án. Đồng thời đẩy mạnh tốc độ phát triển nguồn nhân lực trong nước, tiến tới làm chủ dây chuyền công nghệ, tránh biến thành nơi gia công, lắp ráp, tiêu thụ thuần tuý.

III.2.7. Chính sách về tài chính

Các chính sách về tài chính bao gồm các các chính sách huy động vốn, các chính sách sử dụng vốn, các chính sách về giá và thuế.

Về nội tệ, để huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế quốc dân, cần đẩy mạnh hoạt động cổ phần hóa, trong đó nhà nước không nhất thiết giữ cổ phần chi phối. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chính sách tín dụng cho phép vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để thực hiện các Dự án lớn, có tính chiến lược. Chuẩn bị tích cực tham gia thị trường chứng khoán.

Về ngoại tệ, tích cực tìm kiếm cơ hội, xây dựng các Dự án có tính hấp dẫn cao để có thể thu hút đầu tư nước ngoài thông qua mọi hình thức đầu tư nước ngoài theo Luật hiện hành. Đề nghị Nhà nước dành một tỉ lệ cao hơn nữa trong các nguồn viện trợ nước ngoài, các quỹ đầu tư phát triển nước ngoài (ODA), nguồn vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ cao mà Việt nam có lợi thế so sánh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Cần nghiên cứu xây dựng, ban hành một số quy chế ưu tiên, như chính sách thuế ưu đãi trong 1-3 năm đầu để các doanh nghiệp dám mạnh dạn vay vốn đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu xây dựng, ban hành một số chính sách trao thêm quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn, cơ sở vật chất.

III.2.8. Phát triển nguồn nhân lực

Cần có quy hoạch đào tạo chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ then chốt và đào tạo chuyên gia triển khai công nghệ làm nòng cốt cho công tác tiếp thu và làm chủ các công nghệ sản xuất hiện đại.

Các xí nghiệp công nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển của mình.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu. Thực hiện đào tạo cán bộ triển khai công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài.

Tìm kiếm các nguồn tài trợ, các nguồn vay ưu đãi để gửi cán bộ trẻ đi đào tạo cơ bản (dài hạn) ở nước ngoài. Nghiên cứu khả năng thành lập Quỹ đào tạo dài hạn để chủ động đào tạo cán bộ theo nhu cầu.

Thực hiện mối liên kết chặt chÁ giữa các nhà máy, xẽ nghiệp vối các Viẻn nghiên cứu để tọ chửc nghiên cửu, thiết kặ ẵọi mối săn phám. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho Học viện công nghệ Bưu chính-Viễn thông trong việc đào tạo đội ngũ nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ.

Có chính sách thích hợp (đãi ngộ, điều kiện làm việc) để thu hút Việt kiều, chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực điện tử, tin học, viễn thông trong công tác tư vấn, hợp tác nghiên cứu, đóng góp cổ phần.

III.2.9. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ

Coi đầu tư xây dựng tiềm lực KHCN bao gồm đào tạo, nghiên cứu và thông tin là đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất, đảm bảo điều kiện nội sinh cho phát triển lâu bền.

Chú trọng nghiên cứu đón đầu công nghệ mới, tư vấn cho việc quy hoạch, thẩm định lựa chọn công nghệ nhập, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.

Tăng cường đầu tư, tế chức và quản lý tập trung các chương trình nghiên cứu trọng điểm. Xây dựng các dự án cùng nghiên cứu, phát triển với các cơ quan nghiên cứu, các hãng sản xuất nước ngoài.

Liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và nhanh chóng thương mại hoá sản phẩm. Cần xây dựng các cơ chế để các cơ sở sản xuất đặt hàng với các cơ sở nghiên cứu và cơ chế chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất công nghiệp. Sớm thực hiện luật bản quyền.

Cần tạo cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thoả đáng cho hoạt động KHCN.

Kiện toàn Viện nghiên cứu, hoàn chỉnh mô hình Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông, xây dựng mối liên kết hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, nhằm đưa KHCN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

III.2.10. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước-TCVN, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành - TCN.

Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng. ưu tiên hàng đầu các nguồn vốn ODA cho việc tăng cường trang bị các hệ thống thiết bị đo thử đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và ở giai đoạn xuất xưởng.

Nghiên cứu thiết lập hệ thống các cơ sở đo kiểm có đầy đủ năng lực đánh giá chất lượng. Nghiên cứu giành một tỷ lệ thích đáng từ các nguồn thu phí cấp phép và chứng nhận hợp chuẩn cho việc thiết lập và tăng cường các hệ thống này.

Các cơ sở sản xuất phải có phòng hoặc trung tâm kiểm định chất lượng với trang thiết bị đủ năng lực cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành về lĩnh vực này.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất và liên doanh đăng ký chất lượng ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002,... cho các dây chuyền sản xuất.

III.2.11. Tổ chức thực hiện

Các đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện, các doanh nghiệp Bưu chính-Viễn thông, trong phạm vị quyền hạn và chức năng của mình, chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch, cơ chế, chương trình, dự án để cụ thể hoá Chiến lược phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đến năm 2020 và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra.

Với xu hướng hội nhập và xu hướng xã hội hoá ngày càng cao, Tổng cục Bưu điện kêu gọi các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước nghiên cứu tham gia thị trường công nghiệp Bưu chính-Viễn thông theo định hướng của Chiến lược phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đến năm 2020.

 
    

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN

(Đã ký)

MAI LIÊM TRỰC
You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second