Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

Sunday - 28/06/2009 22:29
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ______________ Số:81/2006/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________ Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2006   QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 ______________________________   THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998; Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,   QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây: I. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO A. Quan điểm 1. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. 2. Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhu cầu đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. 3. Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 4. Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước. 5. Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, lưu vực sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia. B. Nguyên tắc chỉ đạo 1. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm. Việc thực hiện Chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo. 2. Việc quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính, đồng thời bảo đảm diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế; bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh Việt Nam. 3. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. 4. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp hài hoà lợi ích của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, bảo đảm tính cân đối, có trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường. 5. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài. Nhà nước bảo đảm các nguồn lực đầu tư cần thiết, đồng thời có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. II. MỤC TIÊU A. Mục tiêu tổng quát Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước với Việt Nam. B. Các mục tiêu cụ thể 1. Về bảo vệ tài nguyên nước a) Khôi phục các sông, các hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Hương; b) Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng; c) Bảo vệ tính toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả các vùng đất ngập nước và cửa sông cho các sông trọng điểm, các tầng chứa nước quan trọng; d) Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đ) Kiểm soát được tình hình ô nhiễm nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học. 2. Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước a) Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước, chú trọng đối với các dòng chính trên các lưu vực sông lớn và các tầng chứa nước quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm; b) Phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt, sử dụng nước mang lại giá trị kinh tế cao, bảo đảm dòng chảy môi trường; trước mắt đến năm 2010 thực hiện phân bổ tài nguyên nước bảo đảm khai thác có hiệu quả 10,5 triệu ha đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm với mục tiêu đạt sản lượng lương thực an toàn từ 39 đến 40 triệu tấn/năm; bảo đảm tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng 13.000 - 15.000 MW; nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 0,64 triệu ha, nước lợ khoảng 0,8 triệu ha; tăng lượng nước cấp cho công nghiệp 70 - 80% so với mức năm 2000; c) Đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường trong cả mùa lũ lẫn mùa kiệt của các hệ thống hồ chứa nước, đập dâng, chú trọng đối với các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai - Sài Gòn, các lưu vực sông chính vùng Trung Bộ, Tây Nguyên; d) Bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước và quy hoạch lưu vực sông ở cấp quốc gia cũng như ở cấp vùng và địa phương; đ) Hình thành thị trường cung ứng dịch vụ về nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế và thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép về tài nguyên nước. 3. Về phát triển tài nguyên nước a) Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, chú trọng đối với các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư tập trung hoặc các cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du; b) Hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình chứa nước phục vụ đa mục tiêu, các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất, ưu tiên đối với các vùng khan hiếm nước; c) Bảo đảm gắn kết quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước với các quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng, an ninh; d) Khắc phục có hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, chú trọng đối với các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo, các vùng biên giới. 4. Về giảm thiểu tác hại do nước gây ra a) Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, đặc biệt chú trọng các vùng thường xuyên bị lũ, bão; b) Bảo đảm an toàn hệ thống đê sông Hồng - Thái Bình; nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; củng cố hệ thống đê biển bảo vệ dân cư và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ven biển; nâng cao khả năng cảnh báo lũ quét ở các tỉnh miền núi, hạn chế thiệt hại do lũ quét gây ra; c) Hình thành vùng an toàn lũ đối với vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh đối với vùng ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2010 kiểm soát được lũ lớn tương đương lũ năm 1961 đối với các dòng sông chính và tương đương lũ năm 2000 đối với nội đồng; tiếp tục nâng mức kiểm soát lũ cao hơn trong giai đoạn tiếp theo; d) Bảo đảm các quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng. 5. Về nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước a) Đạt được sự thích ứng, đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực tài nguyên nước và phát triển các dịch vụ về nước nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên nước, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; b) Hình thành đồng bộ và bảo đảm hiệu lực hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở các cấp; phát triển rộng rãi các tổ chức dịch vụ về tư vấn, khoa học công nghệ, cung ứng nước; phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước với tổ chức quản lý vận hành công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cung cấp dịch vụ về nước; c) Trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước đạt mức trung bình tiên tiến ở châu Á và một số mặt đạt mức trung bình tiên tiến trên thế giới. III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH A. Nhiệm vụ chủ yếu 1. Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh a) Phân loại chất lượng nước mặt và xác định mục tiêu chất lượng nước trên các lưu vực sông, ưu tiên các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai - Sài Gòn, Cửu Long, Vu Gia - Thu Bồn; b) Phân loại chất lượng nước dưới đất và xác định mục tiêu chất lượng nước đối với tất cả các tầng chứa nước, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm; c) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, bảo đảm chất lượng nguồn nước đáp ứng các nhu cầu cấp nước khác nhau, đặc biệt là nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt; d) Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; bảo đảm dòng chảy tối thiểu của các sông; ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác tài nguyên nước quá mức làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển; đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, khôi phục chất lượng nước đối với các con sông và các tầng chứa nước theo mục tiêu chất lượng nước phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước trong từng giai đoạn; e) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan thăm dò nước dưới đất, các hoạt động xả thải vào nguồn nước; hạn chế và tiến tới cấm việc sử dụng các loại hoá chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản gây ô nhiễm nguồn nước. 2. Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước a) Lập quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước các vùng lãnh thổ và quản lý việc thực hiện quy hoạch. Thực hiện điều hoà và phân phối nguồn nước trên các lưu vực sông bảo đảm phân bổ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý giữa các ngành, các địa phương. Ưu tiên bảo đảm nguồn nước cho cấp nước sinh hoạt, các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung và các ngành sản xuất có giá trị kinh tế cao. Bảo đảm nước tưới hợp lý cho cây trồng; b) Cụ thể hóa chính sách ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt trong việc cung cấp nước, trong xây dựng và vận hành các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước; c) Xác định lượng nước cần duy trì để bảo đảm yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt đối với tất cả các sông, các hồ chứa nước, các tầng chứa nước trên toàn quốc, chú trọng các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng khan hiếm nước; d) Tăng cường kiểm soát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đẩy mạnh phối hợp trong việc xây dựng và vận hành các công trình khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu; ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt; bảo đảm yêu cầu chống hạn, phát điện và vận tải thủy theo quy định đối với các hồ chứa nước quan trọng; đ) Kết hợp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; chú trọng bảo vệ, dự trữ nguồn nước dưới đất; hạn chế khai thác nước dưới đất ở những nơi có thể khai thác được nước mặt; e) Quản lý nhu cầu sử dụng nước, khuyến khích sử dụng tiết kiệm và tái sử dụng nước. Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển thị trường dịch vụ về nước và chuyển nhượng, trao đổi giấy phép tài nguyên nước. 3. Phát triển bền vững tài nguyên nước a) Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, trước hết là rừng phòng hộ đầu nguồn. Duy trì và phát triển nguồn sinh thủy của các dòng sông, các hồ chứa nước; b) Nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa hiện có; c) Đẩy mạnh quy hoạch phát triển tài nguyên nước ở các lưu vực sông trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và địa phương; d) Phát triển nguồn nước trên cơ sở nâng cao giá trị của tài nguyên nước kết hợp với việc tăng cường xây dựng hồ chứa, đập dâng để tăng khả năng điều tiết dòng chảy, chú trọng phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, các công trình chứa nước ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, các công trình ngăn mặn giữ ngọt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; đ) Tăng cường các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất, chú trọng ở những vùng thiếu nước. Thực hiện việc chuyển nước tới các lưu vực sông khan hiếm nước. 4. Giảm thiểu tác hại do nước gây ra a) Hoàn chỉnh, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo lũ, lụt; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trước hết đối với các vùng miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ; b) Phân vùng lũ, vùng ngập lụt trên các lưu vực sông, chú trọng những lưu vực, vùng có nguy cơ thiên tai cao; c) Xây dựng và thực hiện quy hoạch phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra cho các lưu vực sông lớn và các sông ven biển Trung Bộ, kết hợp hài hoà giữa các biện pháp công trình và phi công trình nhằm bảo đảm an toàn cho người, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất; d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đánh giá tổng hợp mặt hại và mặt lợi của lũ, từ đó có giải pháp khai thác nguồn lợi do l� mang lại. Xây dựng tiêu chuẩn chống lũ đối với các vùng ngập lụt; đ) Tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng; e) Nâng cao chất lượng dự báo hạn, thực hiện phân loại mức độ hạn hán, thiếu nước trên tất cả các lưu vực sông; xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán cho tất cả các vùng khan hiếm nước, chú trọng các vùng ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên, miền núi Bắc Bộ; g) Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giám sát chất lượng nước; mạng thông tin chất lượng nước và sự cố ô nhiễm nguồn nước trên tất cả các lưu vực sông, chú trọng các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn, Cửu Long. 5. Hoàn thiện thể chế, tổ chức a) Sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước; chuyển từ phương thức quản lý hành chính, bao cấp, đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu và coi sản phẩm nước là hàng hoá; điều chỉnh cụ thể các đối tượng lòng, bờ sông, bãi bồi, vùng đất ướt cửa sông; thực hiện quản lý theo lưu vực sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và các vùng đất ngập nước; b) Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm tài nguyên nước; trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xã hội hóa việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ nước; c) Ban hành chính sách phí, lệ phí, thuế; các quy định về đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước. Bảo đảm các tổ chức cung cấp dịch vụ nước có khả năng tự cân đối tài chính, chủ động trong việc duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng khai thác tài nguyên nước. Khuyến khích cộng đồng, các tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ nước, bảo đảm sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, có hiệu quả, bảo đảm an ninh nước và bảo vệ môi trường; d) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Trung ương đến cơ sở, làm rõ sự phân công giữa các Bộ, ngành và tăng cường phân cấp cho các địa phương trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. 6. Tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ a) Tăng cường điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, các yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên nước; b) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát triển công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra; c) Từng bước tự động hóa và áp dụng rộng rãi công nghệ số các hoạt động quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước; d) Định kỳ kiểm kê tài nguyên nước; kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. Đẩy mạnh việc xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước quốc gia. B. Các giải pháp chính 1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên nước. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi sáng tác nghệ thuật về nước và cuộc sống. Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, trước hết ở các đô thị lớn, các khu dân cư tập trung và các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát bảo vệ tài nguyên nước, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nước. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quá trình lập, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và các dự án về tài nguyên nước. Đưa nội dung giáo dục về tài nguyên nước vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Tăng cường pháp chế Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Bên cạnh việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Xây dựng lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước. Đưa công tác bảo vệ tài nguyên nước vào nội dung hoạt động của các tổ dân phố, thôn, ấp, bản, cộng đồng dân cư. 3. Tăng mức đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ về nước Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chi cho công tác điều tra, đánh giá và dự báo diễn biến về số lượng, chất lượng tài nguyên nước; quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước. Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho lĩnh vực tài nguyên nước. Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ tài nguyên nước. Sớm xây dựng cơ chế chính sách xoá bỏ bao cấp trong các dịch vụ cung ứng nước, bảo đảm giá của dịch vụ cung ứng nước được tính đúng, tính đủ. Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích và trách nhiệm tài chính giữa các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng trên cơ sở hiệu ích tổng hợp về kinh tế - xã hội và môi trường của các công trình khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu. 4. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ Tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, triển khai về tài nguyên nước, bao gồm các trung tâm, các viện, các trường. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; các giải pháp phòng, chống tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải; các giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất; các giải pháp sử dụng kết hợp nước mặt và nước dưới đất; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông. 5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế Đa dạng hoá hình thức hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế về tài nguyên nước thông qua các chương trình, dự án đa phương và song phương trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế thuộc khuôn khổ Hiệp định Hợp tác sông Mê Công (1995). Tăng cường hợp tác về tài nguyên nước với các nước trong Tiểu vùng Mê Công. Chủ động đề xuất việc hợp tác đối với lưu vực sông Hồng và các con sông khác có chung nguồn nước với các nước láng giềng, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước đối với các sông liên quốc gia. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, WB... các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cho lĩnh vực tài nguyên nước, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về tài nguyên nước. Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực, thế giới về tài nguyên nước, bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, hợp tác khác về tài nguyên nước. 6. Đổi mới cơ chế tài chính Ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực tài nguyên nước tập trung chủ yếu cho việc tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra, thực hiện các dự án điều tra cơ bản, các dự án quy hoạch lưu vực sông, dự án quy hoạch tài nguyên nước địa phương và vùng lãnh thổ. Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Nhà nước khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước. Có cơ chế huy động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra có trách nhiệm thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ. Tăng tỷ lệ vốn ODA cho các dự án bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, tác hại do nước gây ra. Khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phát triển ngành công nghiệp bảo vệ tài nguyên nước. Dự toán chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên nước của các Bộ, ngành, địa phương được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước; quyết định các biện pháp đảm bảo việc điều phối các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 có hiệu quả. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: - Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chiến lược; hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chiến lược này. Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá và chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các danh mục dự án, đề án ưu tiên đầu tư (tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này), trên cơ sở đó xây dựng các Chương trình cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, phân định nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược. 4. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược (tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này) và các nội dung, mục tiêu, giải pháp của Chiến lược có liên quan đến Bộ, ngành, địa phương mình. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   THỦ TƯỚNG (Đã ký) Phan Văn Khải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

______________

Số:81/2006/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

______________________________

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO

A. Quan điểm

1. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

2. Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhu cầu đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật.

3. Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước.

5. Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, lưu vực sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.

B. Nguyên tắc chỉ đạo

1. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm. Việc thực hiện Chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

2. Việc quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính, đồng thời bảo đảm diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế; bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh Việt Nam.

3. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

4. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp hài hoà lợi ích của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, bảo đảm tính cân đối, có trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường.

5. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài. Nhà nước bảo đảm các nguồn lực đầu tư cần thiết, đồng thời có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

II. MỤC TIÊU

A. Mục tiêu tổng quát

Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước với Việt Nam.

B. Các mục tiêu cụ thể

1. Về bảo vệ tài nguyên nước

a) Khôi phục các sông, các hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Hương;

b) Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng;

c) Bảo vệ tính toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả các vùng đất ngập nước và cửa sông cho các sông trọng điểm, các tầng chứa nước quan trọng;

d) Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

đ) Kiểm soát được tình hình ô nhiễm nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

2. Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước

a) Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước, chú trọng đối với các dòng chính trên các lưu vực sông lớn và các tầng chứa nước quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm;

b) Phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt, sử dụng nước mang lại giá trị kinh tế cao, bảo đảm dòng chảy môi trường; trước mắt đến năm 2010 thực hiện phân bổ tài nguyên nước bảo đảm khai thác có hiệu quả 10,5 triệu ha đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm với mục tiêu đạt sản lượng lương thực an toàn từ 39 đến 40 triệu tấn/năm; bảo đảm tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng 13.000 - 15.000 MW; nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 0,64 triệu ha, nước lợ khoảng 0,8 triệu ha; tăng lượng nước cấp cho công nghiệp 70 - 80% so với mức năm 2000;

c) Đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường trong cả mùa lũ lẫn mùa kiệt của các hệ thống hồ chứa nước, đập dâng, chú trọng đối với các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai - Sài Gòn, các lưu vực sông chính vùng Trung Bộ, Tây Nguyên;

d) Bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước và quy hoạch lưu vực sông ở cấp quốc gia cũng như ở cấp vùng và địa phương;

đ) Hình thành thị trường cung ứng dịch vụ về nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế và thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép về tài nguyên nước.

3. Về phát triển tài nguyên nước

a) Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, chú trọng đối với các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư tập trung hoặc các cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du;

b) Hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình chứa nước phục vụ đa mục tiêu, các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất, ưu tiên đối với các vùng khan hiếm nước;

c) Bảo đảm gắn kết quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước với các quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng, an ninh;

d) Khắc phục có hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, chú trọng đối với các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo, các vùng biên giới.

4. Về giảm thiểu tác hại do nước gây ra

a) Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, đặc biệt chú trọng các vùng thường xuyên bị lũ, bão;

b) Bảo đảm an toàn hệ thống đê sông Hồng - Thái Bình; nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; củng cố hệ thống đê biển bảo vệ dân cư và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ven biển; nâng cao khả năng cảnh báo lũ quét ở các tỉnh miền núi, hạn chế thiệt hại do lũ quét gây ra;

c) Hình thành vùng an toàn lũ đối với vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh đối với vùng ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2010 kiểm soát được lũ lớn tương đương lũ năm 1961 đối với các dòng sông chính và tương đương lũ năm 2000 đối với nội đồng; tiếp tục nâng mức kiểm soát lũ cao hơn trong giai đoạn tiếp theo;

d) Bảo đảm các quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng.

5. Về nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước

a) Đạt được sự thích ứng, đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực tài nguyên nước và phát triển các dịch vụ về nước nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên nước, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

b) Hình thành đồng bộ và bảo đảm hiệu lực hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở các cấp; phát triển rộng rãi các tổ chức dịch vụ về tư vấn, khoa học công nghệ, cung ứng nước; phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước với tổ chức quản lý vận hành công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cung cấp dịch vụ về nước;

c) Trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước đạt mức trung bình tiên tiến ở châu Á và một số mặt đạt mức trung bình tiên tiến trên thế giới.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

A. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh

a) Phân loại chất lượng nước mặt và xác định mục tiêu chất lượng nước trên các lưu vực sông, ưu tiên các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai - Sài Gòn, Cửu Long, Vu Gia - Thu Bồn;

b) Phân loại chất lượng nước dưới đất và xác định mục tiêu chất lượng nước đối với tất cả các tầng chứa nước, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, bảo đảm chất lượng nguồn nước đáp ứng các nhu cầu cấp nước khác nhau, đặc biệt là nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt;

d) Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; bảo đảm dòng chảy tối thiểu của các sông; ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác tài nguyên nước quá mức làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển;

đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, khôi phục chất lượng nước đối với các con sông và các tầng chứa nước theo mục tiêu chất lượng nước phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước trong từng giai đoạn;

e) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan thăm dò nước dưới đất, các hoạt động xả thải vào nguồn nước; hạn chế và tiến tới cấm việc sử dụng các loại hoá chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản gây ô nhiễm nguồn nước.

2. Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước

a) Lập quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước các vùng lãnh thổ và quản lý việc thực hiện quy hoạch. Thực hiện điều hoà và phân phối nguồn nước trên các lưu vực sông bảo đảm phân bổ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý giữa các ngành, các địa phương. Ưu tiên bảo đảm nguồn nước cho cấp nước sinh hoạt, các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung và các ngành sản xuất có giá trị kinh tế cao. Bảo đảm nước tưới hợp lý cho cây trồng;

b) Cụ thể hóa chính sách ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt trong việc cung cấp nước, trong xây dựng và vận hành các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

c) Xác định lượng nước cần duy trì để bảo đảm yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt đối với tất cả các sông, các hồ chứa nước, các tầng chứa nước trên toàn quốc, chú trọng các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng khan hiếm nước;

d) Tăng cường kiểm soát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đẩy mạnh phối hợp trong việc xây dựng và vận hành các công trình khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu; ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt; bảo đảm yêu cầu chống hạn, phát điện và vận tải thủy theo quy định đối với các hồ chứa nước quan trọng;

đ) Kết hợp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; chú trọng bảo vệ, dự trữ nguồn nước dưới đất; hạn chế khai thác nước dưới đất ở những nơi có thể khai thác được nước mặt;

e) Quản lý nhu cầu sử dụng nước, khuyến khích sử dụng tiết kiệm và tái sử dụng nước. Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển thị trường dịch vụ về nước và chuyển nhượng, trao đổi giấy phép tài nguyên nước.

3. Phát triển bền vững tài nguyên nước

a) Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, trước hết là rừng phòng hộ đầu nguồn. Duy trì và phát triển nguồn sinh thủy của các dòng sông, các hồ chứa nước;

b) Nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa hiện có;

c) Đẩy mạnh quy hoạch phát triển tài nguyên nước ở các lưu vực sông trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và địa phương;

d) Phát triển nguồn nước trên cơ sở nâng cao giá trị của tài nguyên nước kết hợp với việc tăng cường xây dựng hồ chứa, đập dâng để tăng khả năng điều tiết dòng chảy, chú trọng phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, các công trình chứa nước ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, các công trình ngăn mặn giữ ngọt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long;

đ) Tăng cường các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất, chú trọng ở những vùng thiếu nước. Thực hiện việc chuyển nước tới các lưu vực sông khan hiếm nước.

4. Giảm thiểu tác hại do nước gây ra

a) Hoàn chỉnh, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo lũ, lụt; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trước hết đối với các vùng miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ;

b) Phân vùng lũ, vùng ngập lụt trên các lưu vực sông, chú trọng những lưu vực, vùng có nguy cơ thiên tai cao;

c) Xây dựng và thực hiện quy hoạch phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra cho các lưu vực sông lớn và các sông ven biển Trung Bộ, kết hợp hài hoà giữa các biện pháp công trình và phi công trình nhằm bảo đảm an toàn cho người, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất;

d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đánh giá tổng hợp mặt hại và mặt lợi của lũ, từ đó có giải pháp khai thác nguồn lợi do l� mang lại. Xây dựng tiêu chuẩn chống lũ đối với các vùng ngập lụt;

đ) Tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng;

e) Nâng cao chất lượng dự báo hạn, thực hiện phân loại mức độ hạn hán, thiếu nước trên tất cả các lưu vực sông; xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán cho tất cả các vùng khan hiếm nước, chú trọng các vùng ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên, miền núi Bắc Bộ;

g) Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giám sát chất lượng nước; mạng thông tin chất lượng nước và sự cố ô nhiễm nguồn nước trên tất cả các lưu vực sông, chú trọng các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn, Cửu Long.

5. Hoàn thiện thể chế, tổ chức

a) Sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước; chuyển từ phương thức quản lý hành chính, bao cấp, đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu và coi sản phẩm nước là hàng hoá; điều chỉnh cụ thể các đối tượng lòng, bờ sông, bãi bồi, vùng đất ướt cửa sông; thực hiện quản lý theo lưu vực sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và các vùng đất ngập nước;

b) Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm tài nguyên nước; trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xã hội hóa việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ nước;

c) Ban hành chính sách phí, lệ phí, thuế; các quy định về đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước. Bảo đảm các tổ chức cung cấp dịch vụ nước có khả năng tự cân đối tài chính, chủ động trong việc duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng khai thác tài nguyên nước. Khuyến khích cộng đồng, các tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ nước, bảo đảm sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, có hiệu quả, bảo đảm an ninh nước và bảo vệ môi trường;

d) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Trung ương đến cơ sở, làm rõ sự phân công giữa các Bộ, ngành và tăng cường phân cấp cho các địa phương trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

6. Tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ

a) Tăng cường điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, các yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên nước;

b) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát triển công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra;

c) Từng bước tự động hóa và áp dụng rộng rãi công nghệ số các hoạt động quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước;

d) Định kỳ kiểm kê tài nguyên nước; kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. Đẩy mạnh việc xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

B. Các giải pháp chính

1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng

Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối tượng trong xã hội. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên nước. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi sáng tác nghệ thuật về nước và cuộc sống.

Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, trước hết ở các đô thị lớn, các khu dân cư tập trung và các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát bảo vệ tài nguyên nước, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nước.

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quá trình lập, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và các dự án về tài nguyên nước.

Đưa nội dung giáo dục về tài nguyên nước vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Tăng cường pháp chế

Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Bên cạnh việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước.

Xây dựng lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước. Đưa công tác bảo vệ tài nguyên nước vào nội dung hoạt động của các tổ dân phố, thôn, ấp, bản, cộng đồng dân cư.

3. Tăng mức đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ về nước

Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chi cho công tác điều tra, đánh giá và dự báo diễn biến về số lượng, chất lượng tài nguyên nước; quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho lĩnh vực tài nguyên nước. Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ tài nguyên nước.

Sớm xây dựng cơ chế chính sách xoá bỏ bao cấp trong các dịch vụ cung ứng nước, bảo đảm giá của dịch vụ cung ứng nước được tính đúng, tính đủ. Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích và trách nhiệm tài chính giữa các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng trên cơ sở hiệu ích tổng hợp về kinh tế - xã hội và môi trường của các công trình khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu.

4. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ

Tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, triển khai về tài nguyên nước, bao gồm các trung tâm, các viện, các trường.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; các giải pháp phòng, chống tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải; các giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất; các giải pháp sử dụng kết hợp nước mặt và nước dưới đất; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông.

5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Đa dạng hoá hình thức hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế về tài nguyên nước thông qua các chương trình, dự án đa phương và song phương trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế thuộc khuôn khổ Hiệp định Hợp tác sông Mê Công (1995). Tăng cường hợp tác về tài nguyên nước với các nước trong Tiểu vùng Mê Công.

Chủ động đề xuất việc hợp tác đối với lưu vực sông Hồng và các con sông khác có chung nguồn nước với các nước láng giềng, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước đối với các sông liên quốc gia.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, WB... các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cho lĩnh vực tài nguyên nước, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về tài nguyên nước.

Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực, thế giới về tài nguyên nước, bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, hợp tác khác về tài nguyên nước.

6. Đổi mới cơ chế tài chính

Ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực tài nguyên nước tập trung chủ yếu cho việc tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra, thực hiện các dự án điều tra cơ bản, các dự án quy hoạch lưu vực sông, dự án quy hoạch tài nguyên nước địa phương và vùng lãnh thổ.

Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Nhà nước khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước. Có cơ chế huy động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra có trách nhiệm thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ.

Tăng tỷ lệ vốn ODA cho các dự án bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, tác hại do nước gây ra. Khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phát triển ngành công nghiệp bảo vệ tài nguyên nước.

Dự toán chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên nước của các Bộ, ngành, địa phương được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước; quyết định các biện pháp đảm bảo việc điều phối các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 có hiệu quả.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chiến lược; hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chiến lược này.

Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá và chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các danh mục dự án, đề án ưu tiên đầu tư (tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này), trên cơ sở đó xây dựng các Chương trình cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, phân định nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

4. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược (tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này) và các nội dung, mục tiêu, giải pháp của Chiến lược có liên quan đến Bộ, ngành, địa phương mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Phan Văn Khải

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second