Hội thảo tham vấn Kết quả nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn và một số đề xuất chính sách

Sunday - 24/05/2020 16:00
Ngày 22/05/2020, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn Kết quả nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn (KTTH) và một số đề xuất chính sách. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng đã tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. Mục tiêu của Hội thảo nhằm tham vấn kết quả nghiên cứu về KTTH và trên cơ sở đó đề xuất một số chính sách thúc đẩy KTTH. Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng. Đây là thách thức, thúc đẩy các nước cần phải nhìn nhận, đảm bảo phát triển kinh tế không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, hướng tới hỗ trợ thúc đẩy KTTH. KTTH là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu, trong đó, kế thừa từ định nghĩa của UNEP (2020) và EU (2018): “KTTH là mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ nhằm kéo dài tuổi thọ của vật liệu, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường”. Nội hàm của KTTT bao gồm: i. Thiết kế: tạo ra các sản phẩm xanh (green products), tăng khả năng tái chế, tái sử dụng về sau; thiết kế sản phẩm và chất thải; ii. Sản xuất: sản xuất sạch hơn (cleaner production), giảm phát thải và tuần hoàn vật liệu; iii. Tiêu dùng: dịch vụ tốt hơn (better services), người tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường sinh thái hơn và thông minh hơn; iv. Quản lý chất thải: phân loại, thu gom cuối vòng đời, tái chế tạo (collect end-of-life, remanufacture); v. Từ chất thải trở lại thành tài nguyên: tái chế chất thải, tái sử dụng tài nguyên (recycle waste, reuse resources). Theo nhóm nghiên cứu, tại Việt Nam, đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới thúc đẩy KTTH. Các chuyên gia cũng đã đưa ra một số đề xuất chung, điển hình như: thực hiện KTTH trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế; đẩy mạnh giáo dục và đào tạo về KTTH; thí điểm và mở rộng thực hiện phân loại rác tại nguồn; xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTH và phát triển công nghệ;… Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến. Trong đó, các ý kiến chủ yếu tập trung vào xây dựng nội dung báo cáo phân tích, cách thức thực hiện mô hình KTTH trên các lĩnh vực.                                                                                                                                                                                 Ngọc Anh

Ngày 22/05/2020, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn Kết quả nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn (KTTH) và một số đề xuất chính sách. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng đã tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. Mục tiêu của Hội thảo nhằm tham vấn kết quả nghiên cứu về KTTH và trên cơ sở đó đề xuất một số chính sách thúc đẩy KTTH.

Trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường đang trở nên trầm trọng. Đây là thách thức, thúc đẩy các nước cần phải nhìn nhận, đảm bảo phát triển kinh tế không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, hướng tới hỗ trợ thúc đẩy KTTH. KTTH là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu, trong đó, kế thừa từ định nghĩa của UNEP (2020) và EU (2018): “KTTH là mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ nhằm kéo dài tuổi thọ của vật liệu, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường”. Nội hàm của KTTT bao gồm: i. Thiết kế: tạo ra các sản phẩm xanh (green products), tăng khả năng tái chế, tái sử dụng về sau; thiết kế sản phẩm và chất thải; ii. Sản xuất: sản xuất sạch hơn (cleaner production), giảm phát thải và tuần hoàn vật liệu; iii. Tiêu dùng: dịch vụ tốt hơn (better services), người tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường sinh thái hơn và thông minh hơn; iv. Quản lý chất thải: phân loại, thu gom cuối vòng đời, tái chế tạo (collect end-of-life, remanufacture); v. Từ chất thải trở lại thành tài nguyên: tái chế chất thải, tái sử dụng tài nguyên (recycle waste, reuse resources).

Theo nhóm nghiên cứu, tại Việt Nam, đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới thúc đẩy KTTH. Các chuyên gia cũng đã đưa ra một số đề xuất chung, điển hình như: thực hiện KTTH trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế; đẩy mạnh giáo dục và đào tạo về KTTH; thí điểm và mở rộng thực hiện phân loại rác tại nguồn; xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTH và phát triển công nghệ;…

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến. Trong đó, các ý kiến chủ yếu tập trung vào xây dựng nội dung báo cáo phân tích, cách thức thực hiện mô hình KTTH trên các lĩnh vực.

                                                                                                                                                                                Ngọc Anh

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second