Liên kết kinh tế vùng: từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam

Sunday - 27/09/2009 14:29
Nhìn từ bên trong, lẫn bên ngoài: bài toán “liên kết vùng” hiện nay không chỉ nhắm đến mục tiêu tạo lực, mà còn làm sao phân chia nguồn lực một cách hiệu năng. Bài toán này khó bởi những hạn chế trong việc quản lý kinh tế vùng hiện nay. Xu hướng liên kết có, nhưng một sự khởi đầu không phải đơn giản.

 

Người đầu ngành trong nghiên cứu về chiến lược, GS Michael Porter (người đã đến thuyết trình ở Việt Nam vào năm ngoái) đưa ra tầm quan trọng của “cụm ngành” (cluster) trong việc gia tốc cạnh tranh.

Cụm ngành, theo Porter, là một nhóm các công ty, tổ chức hiệp hội liên quan với nhau trong một lĩnh vực cụ thể, cùng tập trung tại một khu vực địa lý, liên kết dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung.

Hiện tượng cụm ngành không mới. Nó đã từng xuất hiện trong quá khứ, lẫn hiện tại qua các di khảo, chuyện kể về những khu vực, địa danh nổi tiếng về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Cái mới của Porter là đã đưa nó vào hệ thống và lập luận những lợi ích mà cụm ngành mang lại. Điểm quan trọng nhất: cụm ngành giúp tăng năng suất và thúc đẩy sáng kiến.

Một mặt, cá thể tham gia trong cụm ngành dễ dàng tiếp xúc với mạng lưới khách hàng, nhà cung cấp và sở hữu các thông tin chuyên biệt hơn so với bên ngoài. Mặt khác, do sức ép cạnh tranh, các công ty thuộc cụm ngành thường xuyên trong quá trình “tự phê bình và thay đổi”, luôn phải sẵn sàng tiến hành cải cách. Quá trình này có thể dễ dàng hơn khi có mạng lưới chung các công ty cùng mục tiêu. Hơn nữa, đồng thanh thì đồng tiếng: khả năng phản ánh lên giới hoạch định chính sách sẽ nhanh và bài bản hơn.


Cụm ngành, theo Porter, là một nhóm các công ty, tổ chức hiệp hội liên quan
với nhau trong một lĩnh vực cụ thể, cùng tập trung tại một khu vực địa lý,
liên kết dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung.


Liên kết cái gì?

Như vậy, theo Porter, liên kết để tăng sức cạnh tranh, trước hết là trong khuôn khổ doanh nghiệp. Trên bình diện kinh tế vùng, lập luận đó có thể được diễn giải theo hai cách. Thứ nhất, nếu đồng ý xem cụm ngành là chìa khóa cạnh tranh, thì chiến lược vùng phải dựa vào tư duy liên kết ngành. Tùy theo lợi thế cạnh tranh, hay thế mạnh riêng. Điểm then chốt là cần xây dựng một mạng lưới cụm ngành bổ sung.

Xuất khẩu gạo, cà phê, cao su không chỉ là việc cấy lúa, trồng cây mà còn là hệ thống phân phối, tiêu thụ, cộng với những cơ quan thông tin kinh tế với nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phổ biến thông tin về sản phẩm, về hoạt động của doanh nghiệp địa phương. Nhưng khi một ngành vượt quá quy mô một vùng hay cần các ngành bổ sung rộng lớn hơn thì thế nào?

Đó là cách nhìn thứ hai, nhu cầu “liên kết vùng”, với những khu vực trọng điểm và những khu vực ngoại vi tập trung những ngành nghề bổ sung. Nói ngoại vi hay bổ sung, không phải những ngành đó không quan trọng. Tùy theo đặc tính từng cụm ngành, từng khu vực. Chẳng hạn như du lịch, không chỉ danh lam thắng cảnh, mà các dịch vụ vây quanh như khách sạn, nhà hàng, hoạt động giải trí, cả thái độ, ứng xử của người dân bản địa đóng góp một phần lớn vào mức độ thành bại sản phẩm cuối cùng.

Công nghiệp xe hơi là một thí dụ khác. Bang miền Nam Baden-Württemberg (CHLB Đức) mệnh danh là thủ phủ ôtô, vì tập trung được một lượng ngành phụ trội dày đặc. Ngoài hãng xe như Daimler AG, Porsche, Audi,… còn hiện diện nhà cung cấp thiết bị như Robert Bosch, ZF Friedrichshafen, chế tạo máy như Trumpf, Heidelberger Druckmaschinen, Festo. Thành phẩm cuối cùng là ôtô, những ngành khác đóng vai trò phụ trợ.

Đặt vấn đề như trên, vậy liên kết vùng là liên kết các ngành mang tính bổ sung lẫn nhau, mục tiêu là tăng năng lực cạnh tranh. Phương thức đa dạng, tùy thuộc vào chuỗi giá trị sản phẩm. Có thể là một hạt nhân chủ đạo, các vệ tinh ngành khác xung quanh, nhưng cũng có thể là chuỗi cùng một thành phẩm đưa qua nhiều giai đoạn, mà mỗi địa phương đảm nhận vai trò trung chuyển.

Thực tiễn Việt Nam: bài toán khó

Theo dõi các diễn đàn kinh tế vùng nước ta, xuất hiện hai vấn đề chính được tranh luận sôi nổi.

Thứ nhất, nhiều chuyên gia đặt vấn đề về tình trạng manh mún, rời rạc, nhỏ lẻ trong phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt ở các khu vực trọng điểm, tiềm năng lớn. Thực tế cho thấy, do giới hạn mức độ địa giới hành chính mà nhiều tỉnh đã trở nên kém hấp dẫn dưới mắt nhà đầu tư trong những dự án quy mô. Ngoài ra, đặc thù địa phương về công tác hành chính, thuế má cũng tạo ra những rào cản vô hình.

Vấn đề này có thể thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nói như lời một quan chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thì với chính sách còn xé lẻ như hiện nay, các địa phương đang tự “trói tay mình”. Gần đây nhất là tiếng nói từ ngành du lịch. Do những tương đồng về địa lý, văn hóa, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chưa tìm ra được cho mình một “lợi thế so sánh” để cạnh tranh. Không có tính liên kết giữa các vùng, dẫn đến rập khuôn mô thức du lịch.

Thứ hai, bởi vì chưa phối hợp, chưa có điều chỉnh tổng thể, nhiều khả năng dẫn đến “tâm lý bầy đàn”. Tỉnh bạn có cảng, tỉnh mình cũng phải có. Bạn xây công viên phần mềm, mình cũng phải xây. Xu hướng này đáng lo ngại do song hành với những yếu tố cộng sinh như: đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng, cơ chế cấp phép dự án còn khiếm khuyết, quản lý chi tiêu công chưa minh bạch…

Chẳng hạn như khu vực miền Trung với nhiều tiềm năng còn chưa khai thác. Trong một hội thảo khoa học bàn về vấn đề liên kết phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên, TS Trần Minh Cả - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận định: Việc quy hoạch gần như các địa phương tự làm rồi trình Chính phủ phê duyệt, không có những nghiên cứu, tham khảo địa phương bạn để đấu nối, liên kết.

Điều này dẫn đến tình trạng địa phương nào cũng có sân bay, cảng biển, khu công nghiệp, trường đại học. Một tỉnh nếu có lợi thế cơ sở hạ tầng, sân bay, cảng sâu có thể là một lợi thế về cạnh tranh. Nhưng xét tổng thể, đó chưa chắc là một quyết định tối ưu. Như mô hình chủ đạo, và các vệ tinh ngành bao bọc trình bày ở trên, yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh không phải nằm ở số lượng, mà nằm ở câu hỏi làm sao xây dựng được chuỗi giá trị mang tính hiệu năng nhất.

Huế không cần xây sân bay, khu giải trí liên hợp để cạnh tranh với Đà Nẵng. Vai trò của Huế trong chuỗi giá trị là biểu tượng văn hóa, truyền thống, cổ kính, làm nên lợi thế cạnh tranh riêng. Ngược lại, Huế có thể liên kết với Đà Nẵng, mạnh về cơ sở hạ tầng, cùng tạo ra thành phẩm cuối cùng là điểm đến ưa thích của khách thập phương. Không ai cấm Huế không được tận dụng lợi thế Đà Nẵng. Và cũng không ai cấm Đà Nẵng đưa sông Hương, chùa Thiên Mụ, Thành Nội vào chuỗi phân tích giá trị của mình.

Ngược lại, nếu mỗi địa phương đồng loạt đầu tư tạo một chuỗi giá trị riêng cho mình, trong khi khả năng chỉ có thể tối ưu hóa từ một đến hai giá trị, thì nguy cơ lãng phí sẽ rất cao. Hoặc giả như chuỗi giá trị vẫn hình thành, nhưng bị bó hẹp trong một khuôn giới hạn nhất định, thì năng lực cạnh tranh với các vùng khác sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Như vậy, nhìn từ bên trong, lẫn bên ngoài: bài toán “liên kết vùng” hiện nay không chỉ nhắm đến mục tiêu tạo lực, mà còn làm sao phân chia nguồn lực một cách hiệu năng. Bài toán này khó bởi những hạn chế trong việc quản lý kinh tế vùng hiện nay. Xu hướng liên kết có, nhưng một sự khởi đầu không phải đơn giản.

Thứ nhất, ai sẽ cầm cờ hiệu lệnh. Về lý thuyết, các chính quyền địa phương sẽ đóng vai trò tích cực, nhưng trên căn bản, mỗi tỉnh đều ngang nhau, khó có một địa phương nào dám đứng ra làm “anh cả”. Ngay cả nếu có, liệu đã có cơ sở pháp lý đảm bảo việc đó không sai luật? Rõ ràng cần thiết dưới sự điều hành của Chính phủ Trung ương. Và đó cũng là vấn đề nan giải thứ hai.

Đối với những công trình trọng điểm quốc gia, vai trò hoạch định của Chính phủ là không bàn cãi. Nhưng với những dự án liên vùng khác, thì sự tham gia của một bộ hay một đơn vị hành chính với tư cách người quản lý “chủ đạo” trong tổng thể một cụm gồm nhiều ngành nghề khác nhau trên nhiều địa bàn khác nhau sẽ làm quá trình tiến hành chậm và phức tạp hơn.

Nông quá thì sợ không đi sát tình hình thực tế. Sâu quá thì vi phạm quyền phân cấp mỗi địa phương. Vậy mới biết đối đầu dễ, nhưng hợp tác khó. Nhất là hợp tác giữa những tỉnh cùng lợi thế cạnh tranh. Liên kết du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có thể xem như thí dụ!

* Theo Nguyễn Chính Tâm (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

Nhìn từ bên trong, lẫn bên ngoài: bài toán “liên kết vùng” hiện nay không chỉ nhắm đến mục tiêu tạo lực, mà còn làm sao phân chia nguồn lực một cách hiệu năng. Bài toán này khó bởi những hạn chế trong việc quản lý kinh tế vùng hiện nay. Xu hướng liên kết có, nhưng một sự khởi đầu không phải đơn giản.


Người đầu ngành trong nghiên cứu về chiến lược, GS Michael Porter (người đã đến thuyết trình ở Việt Nam vào năm ngoái) đưa ra tầm quan trọng của “cụm ngành” (cluster) trong việc gia tốc cạnh tranh.

Cụm ngành, theo Porter, là một nhóm các công ty, tổ chức hiệp hội liên quan với nhau trong một lĩnh vực cụ thể, cùng tập trung tại một khu vực địa lý, liên kết dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung.

Hiện tượng cụm ngành không mới. Nó đã từng xuất hiện trong quá khứ, lẫn hiện tại qua các di khảo, chuyện kể về những khu vực, địa danh nổi tiếng về một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Cái mới của Porter là đã đưa nó vào hệ thống và lập luận những lợi ích mà cụm ngành mang lại. Điểm quan trọng nhất: cụm ngành giúp tăng năng suất và thúc đẩy sáng kiến.

Một mặt, cá thể tham gia trong cụm ngành dễ dàng tiếp xúc với mạng lưới khách hàng, nhà cung cấp và sở hữu các thông tin chuyên biệt hơn so với bên ngoài. Mặt khác, do sức ép cạnh tranh, các công ty thuộc cụm ngành thường xuyên trong quá trình “tự phê bình và thay đổi”, luôn phải sẵn sàng tiến hành cải cách. Quá trình này có thể dễ dàng hơn khi có mạng lưới chung các công ty cùng mục tiêu. Hơn nữa, đồng thanh thì đồng tiếng: khả năng phản ánh lên giới hoạch định chính sách sẽ nhanh và bài bản hơn.

Cụm ngành, theo Porter, là một nhóm các công ty, tổ chức hiệp hội liên quan
với nhau trong một lĩnh vực cụ thể, cùng tập trung tại một khu vực địa lý,
liên kết dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung.

Liên kết cái gì?

Như vậy, theo Porter, liên kết để tăng sức cạnh tranh, trước hết là trong khuôn khổ doanh nghiệp. Trên bình diện kinh tế vùng, lập luận đó có thể được diễn giải theo hai cách. Thứ nhất, nếu đồng ý xem cụm ngành là chìa khóa cạnh tranh, thì chiến lược vùng phải dựa vào tư duy liên kết ngành. Tùy theo lợi thế cạnh tranh, hay thế mạnh riêng. Điểm then chốt là cần xây dựng một mạng lưới cụm ngành bổ sung.

Xuất khẩu gạo, cà phê, cao su không chỉ là việc cấy lúa, trồng cây mà còn là hệ thống phân phối, tiêu thụ, cộng với những cơ quan thông tin kinh tế với nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, phổ biến thông tin về sản phẩm, về hoạt động của doanh nghiệp địa phương. Nhưng khi một ngành vượt quá quy mô một vùng hay cần các ngành bổ sung rộng lớn hơn thì thế nào?

Đó là cách nhìn thứ hai, nhu cầu “liên kết vùng”, với những khu vực trọng điểm và những khu vực ngoại vi tập trung những ngành nghề bổ sung. Nói ngoại vi hay bổ sung, không phải những ngành đó không quan trọng. Tùy theo đặc tính từng cụm ngành, từng khu vực. Chẳng hạn như du lịch, không chỉ danh lam thắng cảnh, mà các dịch vụ vây quanh như khách sạn, nhà hàng, hoạt động giải trí, cả thái độ, ứng xử của người dân bản địa đóng góp một phần lớn vào mức độ thành bại sản phẩm cuối cùng.

Công nghiệp xe hơi là một thí dụ khác. Bang miền Nam Baden-Württemberg (CHLB Đức) mệnh danh là thủ phủ ôtô, vì tập trung được một lượng ngành phụ trội dày đặc. Ngoài hãng xe như Daimler AG, Porsche, Audi,… còn hiện diện nhà cung cấp thiết bị như Robert Bosch, ZF Friedrichshafen, chế tạo máy như Trumpf, Heidelberger Druckmaschinen, Festo. Thành phẩm cuối cùng là ôtô, những ngành khác đóng vai trò phụ trợ.

Đặt vấn đề như trên, vậy liên kết vùng là liên kết các ngành mang tính bổ sung lẫn nhau, mục tiêu là tăng năng lực cạnh tranh. Phương thức đa dạng, tùy thuộc vào chuỗi giá trị sản phẩm. Có thể là một hạt nhân chủ đạo, các vệ tinh ngành khác xung quanh, nhưng cũng có thể là chuỗi cùng một thành phẩm đưa qua nhiều giai đoạn, mà mỗi địa phương đảm nhận vai trò trung chuyển.

Thực tiễn Việt Nam: bài toán khó

Theo dõi các diễn đàn kinh tế vùng nước ta, xuất hiện hai vấn đề chính được tranh luận sôi nổi.

Thứ nhất, nhiều chuyên gia đặt vấn đề về tình trạng manh mún, rời rạc, nhỏ lẻ trong phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt ở các khu vực trọng điểm, tiềm năng lớn. Thực tế cho thấy, do giới hạn mức độ địa giới hành chính mà nhiều tỉnh đã trở nên kém hấp dẫn dưới mắt nhà đầu tư trong những dự án quy mô. Ngoài ra, đặc thù địa phương về công tác hành chính, thuế má cũng tạo ra những rào cản vô hình.

Vấn đề này có thể thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nói như lời một quan chức Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thì với chính sách còn xé lẻ như hiện nay, các địa phương đang tự “trói tay mình”. Gần đây nhất là tiếng nói từ ngành du lịch. Do những tương đồng về địa lý, văn hóa, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chưa tìm ra được cho mình một “lợi thế so sánh” để cạnh tranh. Không có tính liên kết giữa các vùng, dẫn đến rập khuôn mô thức du lịch.

Thứ hai, bởi vì chưa phối hợp, chưa có điều chỉnh tổng thể, nhiều khả năng dẫn đến “tâm lý bầy đàn”. Tỉnh bạn có cảng, tỉnh mình cũng phải có. Bạn xây công viên phần mềm, mình cũng phải xây. Xu hướng này đáng lo ngại do song hành với những yếu tố cộng sinh như: đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng, cơ chế cấp phép dự án còn khiếm khuyết, quản lý chi tiêu công chưa minh bạch…

Chẳng hạn như khu vực miền Trung với nhiều tiềm năng còn chưa khai thác. Trong một hội thảo khoa học bàn về vấn đề liên kết phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên, TS Trần Minh Cả - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận định: Việc quy hoạch gần như các địa phương tự làm rồi trình Chính phủ phê duyệt, không có những nghiên cứu, tham khảo địa phương bạn để đấu nối, liên kết.

Điều này dẫn đến tình trạng địa phương nào cũng có sân bay, cảng biển, khu công nghiệp, trường đại học. Một tỉnh nếu có lợi thế cơ sở hạ tầng, sân bay, cảng sâu có thể là một lợi thế về cạnh tranh. Nhưng xét tổng thể, đó chưa chắc là một quyết định tối ưu. Như mô hình chủ đạo, và các vệ tinh ngành bao bọc trình bày ở trên, yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh không phải nằm ở số lượng, mà nằm ở câu hỏi làm sao xây dựng được chuỗi giá trị mang tính hiệu năng nhất.

Huế không cần xây sân bay, khu giải trí liên hợp để cạnh tranh với Đà Nẵng. Vai trò của Huế trong chuỗi giá trị là biểu tượng văn hóa, truyền thống, cổ kính, làm nên lợi thế cạnh tranh riêng. Ngược lại, Huế có thể liên kết với Đà Nẵng, mạnh về cơ sở hạ tầng, cùng tạo ra thành phẩm cuối cùng là điểm đến ưa thích của khách thập phương. Không ai cấm Huế không được tận dụng lợi thế Đà Nẵng. Và cũng không ai cấm Đà Nẵng đưa sông Hương, chùa Thiên Mụ, Thành Nội vào chuỗi phân tích giá trị của mình.

Ngược lại, nếu mỗi địa phương đồng loạt đầu tư tạo một chuỗi giá trị riêng cho mình, trong khi khả năng chỉ có thể tối ưu hóa từ một đến hai giá trị, thì nguy cơ lãng phí sẽ rất cao. Hoặc giả như chuỗi giá trị vẫn hình thành, nhưng bị bó hẹp trong một khuôn giới hạn nhất định, thì năng lực cạnh tranh với các vùng khác sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Như vậy, nhìn từ bên trong, lẫn bên ngoài: bài toán “liên kết vùng” hiện nay không chỉ nhắm đến mục tiêu tạo lực, mà còn làm sao phân chia nguồn lực một cách hiệu năng. Bài toán này khó bởi những hạn chế trong việc quản lý kinh tế vùng hiện nay. Xu hướng liên kết có, nhưng một sự khởi đầu không phải đơn giản.

Thứ nhất, ai sẽ cầm cờ hiệu lệnh. Về lý thuyết, các chính quyền địa phương sẽ đóng vai trò tích cực, nhưng trên căn bản, mỗi tỉnh đều ngang nhau, khó có một địa phương nào dám đứng ra làm “anh cả”. Ngay cả nếu có, liệu đã có cơ sở pháp lý đảm bảo việc đó không sai luật? Rõ ràng cần thiết dưới sự điều hành của Chính phủ Trung ương. Và đó cũng là vấn đề nan giải thứ hai.

Đối với những công trình trọng điểm quốc gia, vai trò hoạch định của Chính phủ là không bàn cãi. Nhưng với những dự án liên vùng khác, thì sự tham gia của một bộ hay một đơn vị hành chính với tư cách người quản lý “chủ đạo” trong tổng thể một cụm gồm nhiều ngành nghề khác nhau trên nhiều địa bàn khác nhau sẽ làm quá trình tiến hành chậm và phức tạp hơn.

Nông quá thì sợ không đi sát tình hình thực tế. Sâu quá thì vi phạm quyền phân cấp mỗi địa phương. Vậy mới biết đối đầu dễ, nhưng hợp tác khó. Nhất là hợp tác giữa những tỉnh cùng lợi thế cạnh tranh. Liên kết du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có thể xem như thí dụ!

* Theo Nguyễn Chính Tâm (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

Newer articles

Older articles

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second