1. Mục tiêu:
Đề xuất được cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế tại Việt Nam
2. Nội dung
Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với các khu bảo tồn tại Việt Nam.
Nội dung 3: Đề xuất cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn do cộng đồng và tư nhân thực hiện tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Cơ chế quản lý đối với các khu bảo tồn cộng đồng và tư nhân tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu tổng thể các quan điểm, mục tiêu và các nội dung cơ bản trong các văn bản chính sách pháp luật và báo cáo nghiên cứu liên quan
- Phương pháp đánh giá hiện trạng: Thông qua thăm quan thực tế tại các địa phương và KBT để đánh giá sơ bộ hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học tại các địa phương và khu bảo tồn
- Phương pháp thống kê: nhằm xử lý, phân tích, làm sạch các dữ liệu điều tra khảo sát, đặc biệt là các phiếu khảo sát người dân và doanh nghiệp.
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học: sử dụng trong thiết kế phiếu khảo sát, điều tra người dân, phỏng vấn chuyên sâu và phỏng vấn nhóm
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến chuyên gia thông qua các hội thảo, đồng thời mời một số chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm thực tế tham gia thực hiện một số nội dung nghiên cứu chuyên sâu như đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học các KBT hoặc thực hiện thiết kế phiếu, điều tra phỏng vấn chuyên sâu, đánh giá khảo sát các mô hình.
5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện
6. Thời gian thực chiện: 26 tháng (từ 10/2016 đến 12/2018)
7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: ThS Vũ Thị Thanh Nga
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn