1. Mục tiêu: Xây dựng được phương pháp và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.
2. Nội dung
- Tổng quan các khái niệm, phương pháp, quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông
- Tổng quan quy trình và phương pháp tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông
- Đề xuất phương pháp và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông
- Áp dụng thử nghiệm cho vùng Lục đầu giang
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông
- Phạm vi nghiên cứu: vùng Lục đầu gian (đối với sông Cầu, đoạn từ Đáp Cầu đến Phả Lại và sông Thương, đoạn từ Phủ Lạng Thương đến Phả Lại)
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, đề tài, dự án có liên quan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Việc sử dụng phương pháp tổng hợp là rất cần thiết, phục vụ thực hiện tổng quan nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp kế thừa: khai thác các nguồn tài liệu, số liệu từ Internet, kế thừa kết quả, số liệu của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu nhằm thực hiện tổng quan nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu, số liệu bổ sung, phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài. Đây là phương pháp nhằm đánh giá được hiện trạng thực tế qua các cuộc điều tra, khảo sát, là cơ sở để đề xuất phương pháp và quy trình tính tải lượng thống kê có tính thực tiễn và khả thi trong áp dụng.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc xác định và thống kê các loại nguồn thải là nguồn điểm và nguồn diện phục vụ việc tính tải lượng ô nhiễm của từng loại nguồn thải.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Qua việc tham khảo các kinh nghiệm của quốc tế về phương pháp tính và quy trình tính tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông, việc phân tích và đánh giá những điểm phù hợp và điều kiện đảm bảo tính khả thi trong áp dụng tại Việt Nam là điều cần thiết. Đây là cơ sở để đề xuất được phương pháp và quy trình phù hợp với điều kiện thực tế, phục vụ xuyên suốt các nội dung chính của đề tài.
- Phương pháp sử dụng công thức tính: Trên cơ sở kế thừa, chọn lọc và xây dựng các công thức tính khác nhau, đề tài sẽ tiến hành sử dụng các công thức để tính tải lượng ô nhiễm đối với mỗi loại nguồn gây ô nhiễm nguồn nước sông.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích mẫu tại hiện trường và phòng thí nghiệm: Lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu trong nước mặt và nước thải tại các nguồn thải trên Cầu, sông Thương. Các thông số được phân tích theo QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và QCVN 40:2011/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, một số các thông số có trong QCVN 08:2008/BTNMT và 40:2011/BTNMT nhưng xét thấy không cần thiết nên không được phân tích, bao gồm: tổng hoạt độ phóng xạ a, tổng hoạt độ phóng xạ b, mùi, màu sắc, PCBs. Phương pháp này được thực hiện trong nội dung 3 của đề tài.
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo: phương pháp này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà quản lý, giúp nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của đề tài.
5. Kết quả đạt được: đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở
6. Thời gian thực hiện: 2015-2017
7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đã nghiệm thu cấp cơ sở
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Đức Thuận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn