1. Mục tiêu:
- Đề xuất được phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tính toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy.
- Xây dựng được dự thảo tài liệu hướng dẫn hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam.
2. Nội dung
- Tổng quan chung về hạch toán tài nguyên nước trên thế giới và những vấn đề về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông;
- Nghiên cứu thực trạng dữ liệu và đề xuất các khung phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông ở Việt Nam;
- Thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy và đề xuất hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước và các chính sách về hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam;
- Xây dựng dự thảo hướng dẫn phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho các lưu vực sông ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên của đề tài: Đề tài tập trung vào nghiên cứu nhằm xây dựng các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông.
Đối tượng khảo sát của đề tài: đề tài có các đối tượng khảo sát như sau: (i) các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tài nguyên nước theo lưu vực sông; (ii) các chủ thể tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông bao gồm: các doanh nghiệp và người dân; (iii) các lĩnh vực kinh tế - xã hội có hoạt động khai thác và sử dụng nước theo lưu vực sông, có tác động đến lưu vực sông; (iv) dữ liệu để tiến hành hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy được tập trung chủ yếu gồm hai nguồn: thứ nhất, dữ liệu thứ cấp về nước mặt trong hệ thống các báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý Nhà nước; thứ hai, dữ liệu sơ cấp dựa vào thu thập xử lý kết quả điều tra khảo sát thực tế.
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học cho việc hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông sẽ được thực hiện trên cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng trong công tác quản lý Nhà nước về lưu vực sông trên phạm vi cả nước. Trong đó, lựa chọn 3 lưu vực sông có những đặc trưng khác nhau để tiến hành khảo sát và đánh giá tiềm năng ứng dụng là: lưu vực sông Đáy, lưu vực sông Vu Gia; lưu vực sông Đồng Nai. Đặc biệt, để kiếm nghiệm các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông, đề tài sẽ tiễn hành nghiên cứu thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trên phạm vi 5 tỉnh/thành trực thuộc là: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định.
Phạm vi thời gian: Phạm vi về thời gian được xác định gồm hai phần chính. Cụ thể: (i) đối với phần nghiên cứu cơ sở khoa học về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông. Trong nội dung này, nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành rà soát hệ thống các quan điểm lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia, các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới đã xuất bản và nghiên cứu trong những thập niên gần đây; (ii) đối với nội dung thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy, đề tài sẽ tiến hành thu thập hệ thống các thông tin dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ cho việc hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trong những năm gần đầy.
Về mặt nội dung hạch toán: Việc nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt sẽ được tiến hành cho 02 nhóm nội dung chính là: (i) hạch toán về hiện trạng tài nguyên nước (bao gồm: hạch toán hiện trạng cung cấp và sử dụng tài nguyên nước và hạch toán về nguồn thải và ô nhiễm nước); (ii) hạch toán về các khía cạnh tiền tệ của tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông.
Phạm vi học thuật: Đề tài tập trung nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông toàn diện về mặt lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những nghiên cứu trong nước liên quan đã thực hiện trước đây.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu: Các dữ liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Để giải quyết mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, các phương pháp phân tích sau đây được sử dụng: (i) Phương pháp chuyên gia; (ii) Phương pháp, kỹ thuật phân tích thống kê; (iii) Phương pháp phân tích chính sách; (iv) Phương pháp định giá, lượng giá TNN.
5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện
6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2017)
7. Kết quả nghiệm thu đề tài đang thực hiện
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh
1. Mục tiêu:
- Đề xuất được phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tính toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy.
- Xây dựng được dự thảo tài liệu hướng dẫn hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam.
2. Nội dung
- Tổng quan chung về hạch toán tài nguyên nước trên thế giới và những vấn đề về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông;
- Nghiên cứu thực trạng dữ liệu và đề xuất các khung phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông ở Việt Nam;
- Thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy và đề xuất hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước và các chính sách về hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông ở Việt Nam;
- Xây dựng dự thảo hướng dẫn phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho các lưu vực sông ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên của đề tài: Đề tài tập trung vào nghiên cứu nhằm xây dựng các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông.
Đối tượng khảo sát của đề tài: đề tài có các đối tượng khảo sát như sau: (i) các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tài nguyên nước theo lưu vực sông; (ii) các chủ thể tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông bao gồm: các doanh nghiệp và người dân; (iii) các lĩnh vực kinh tế - xã hội có hoạt động khai thác và sử dụng nước theo lưu vực sông, có tác động đến lưu vực sông; (iv) dữ liệu để tiến hành hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy được tập trung chủ yếu gồm hai nguồn: thứ nhất, dữ liệu thứ cấp về nước mặt trong hệ thống các báo cáo hàng năm của các cơ quan quản lý Nhà nước; thứ hai, dữ liệu sơ cấp dựa vào thu thập xử lý kết quả điều tra khảo sát thực tế.
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học cho việc hạch toán tài nguyên nước cho lưu vực sông sẽ được thực hiện trên cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng trong công tác quản lý Nhà nước về lưu vực sông trên phạm vi cả nước. Trong đó, lựa chọn 3 lưu vực sông có những đặc trưng khác nhau để tiến hành khảo sát và đánh giá tiềm năng ứng dụng là: lưu vực sông Đáy, lưu vực sông Vu Gia; lưu vực sông Đồng Nai. Đặc biệt, để kiếm nghiệm các phương pháp hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông, đề tài sẽ tiễn hành nghiên cứu thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trên phạm vi 5 tỉnh/thành trực thuộc là: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định.
Phạm vi thời gian: Phạm vi về thời gian được xác định gồm hai phần chính. Cụ thể: (i) đối với phần nghiên cứu cơ sở khoa học về hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông. Trong nội dung này, nhóm thực hiện đề tài sẽ tiến hành rà soát hệ thống các quan điểm lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia, các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới đã xuất bản và nghiên cứu trong những thập niên gần đây; (ii) đối với nội dung thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy, đề tài sẽ tiến hành thu thập hệ thống các thông tin dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ cho việc hạch toán thử nghiệm cho lưu vực sông Đáy trong những năm gần đầy.
Về mặt nội dung hạch toán: Việc nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt sẽ được tiến hành cho 02 nhóm nội dung chính là: (i) hạch toán về hiện trạng tài nguyên nước (bao gồm: hạch toán hiện trạng cung cấp và sử dụng tài nguyên nước và hạch toán về nguồn thải và ô nhiễm nước); (ii) hạch toán về các khía cạnh tiền tệ của tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông.
Phạm vi học thuật: Đề tài tập trung nghiên cứu hạch toán tài nguyên nước mặt cho lưu vực sông toàn diện về mặt lý luận, kinh nghiệm quốc tế và những nghiên cứu trong nước liên quan đã thực hiện trước đây.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu: Các dữ liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm nguồn dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá: Để giải quyết mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, các phương pháp phân tích sau đây được sử dụng: (i) Phương pháp chuyên gia; (ii) Phương pháp, kỹ thuật phân tích thống kê; (iii) Phương pháp phân tích chính sách; (iv) Phương pháp định giá, lượng giá TNN.
5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện
6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2017)
7. Kết quả nghiệm thu đề tài đang thực hiện
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh