1. Mục tiêu:
- Xây dựng bộ công cụ tích hợp EnvimAP 2017 tính toán mô phỏng ô nhiễm không khí cho TP.HCM và phụ cận.
- Ứng dụng công cụ EnvimAP 2017 để dự báo ô nhiễm không khí và đánh giá tác động kinh tế - xã hội do ô nhiễm không khí gây ra tại TP.HCM phục vụ cho công tác hoạch định chính sách.
2. Nội dung
- Tổng quan, phân tích nghiên cứu trong ngoài nước lĩnh vực xây dựng mô hình toán tính toán ô nhiễm không khí.
- Nghiên cứu đề xuất hệ cơ sở dữ liệu tích hợp mô hình toán với dữ liệu môi trường, GIS và viễn thám để giải quyết các mục tiêu của đề tài.
- Xây dựng phần mềm tích hợp tính toán nhiễm bẩn ô nhiễm không khí. Phần mềm được đặt tên là ENVIMAP 2017.
- Kiểm định mô hình ENVIMAP 2017 dựa trên số liệu môi trường thực đo và triển khai áp dụng sản phẩm tính toán phạm vi và mức độ ô nhiễm không khí cho một đối tượng cụ thể tại TP.HCM.
- Xây dựng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và ô nhiễm không khí cho Tp.HCM và các vùng phụ cận đến năm 2020, 2030 và mô hình hóa các kịch bản này.
- Điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá và mô hình hóa thiệt hại kinh tế - xã hội do ô nhiễm không khí gây ra tại TP. HCM và khuyến nghị chính sách.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu ở đây là xây dựng công nghệ của Việt Nam tính toán lan truyền chất ô nhiễm không khí – bao gồm đề xuất mô hình, xây dựng công nghệ tính toán, kiểm định mô hình. Đây là lĩnh vực được chú ý nghiên cứu tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Tổ chức WMO - cơ quan chịu trách nhiệm về hướng nghiên cứu này đã thực hiện sự phân loại các mô hình nhiễm bẩn ô nhiễm không khí thành 3 dạng (type): Mô hình thống kê kinh nghiệm; Mô hình thống kê thủy động; Mô hình số trị. Chương trình môi trường toàn cầu chia các loại mô hình thành 4 nhóm (còn gọi 4 qui mô). Với qui mô và phạm vi rất rộng của các mô hình nhiễm bẩn không khí rất rộng, do đó đòi hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp mới giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Phạm vi nghiên cứu: Tp.HCM và khu vực phụ cận.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa: các tư liệu, thông tin hiện có trong nước và quốc tế cũng như phương pháp luận từ tất cả các nguồn và một số nghiên cứu của một số nhà khoa học của Việt Nam trong những năm gần đây, sẽ được thu thập, nghiên cứu và kế thừa;
Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu thứ cấp: phương pháp này được thực hiện thông qua các đợt điều tra, khảo sát. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học trong ngoài nước.
Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức như: hội thảo, họp nhóm chuyên gia, viết báo cáo, bài nhận xét, phỏng vấn trực tiếp, các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng hợp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện;
Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu: Căn cứ vào các số liệu thu thập được từ các nghiên cứu trước đó và khảo sát tại thực địa, thực hiện xử lý thống kê phục vụ cho quá trình phân tích khi xây dựng các báo cáo, chuyên đề của nhiệm vụ;
Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề của nhiệm vụ, các tài liệu thu thập ở trên. Kết hợp với phương pháp kế thừa và quá trình điều tra khảo sát, thực địa, các thông tin sẽ được thu thập và phân tích cụ thể.
Phương pháp so sánh: sử dụng nghiên cứu so sánh các văn bản pháp luật và các hệ thống pháp luật khác nhau với nhau và với các quy phạm của luật quốc tế để làm sáng rõ sự giống nhau và khác nhau, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật, từ đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong hệ thống pháp luật.
Phương pháp mô hình hóa: nghiên cứu tìm hiểu các mô hình đánh giá sự phát tán ô nhiễm
Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographcal Information System – GIS) để lưu giữ, phân tích, xử lý cơ sở dữ liệu trên máy tính và hiển thị các thông tin không gian (Spatial Data).
Phương pháp đánh giá nhanh: sử dụng những hệ số ô nhiễm môi trường để đánh giá tải lượng ô nhiễm môi trường của các nguồn thải.
Phương pháp xây dựng phần mềm tin học: được xây dựng theo nguyên lý module. Ứng dụng công nghệ GIS tích hợp cơ sở dữ liệu môi trường và các mô hình lan truyền chất thải. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đóng vai trò nền tích hợp, giúp tổ chức thông tin không gian sao cho chương trình hiển thị bản đồ, các thuộc tính gắn với bản đồ, cung cấp kỹ thuật cho việc phân tích các lớp thông tin môi trường và hiển thị các mối quan hệ theo không gian và thời gian.
5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện
6. Thời gian thực hiện: 24 tháng( từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019)
7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: Đồng chủ nhiệm: PGS. TS Bùi Tá Long, ThS Nguyễn Thị Thùy Dương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn