Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ ở Việt Nam

Chủ nhật - 27/03/2016 15:21
  1. Mục tiêu: - Cung cấp cơ sở khoa học về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.   2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về phân vùng lãnh thổ ở Việt Nam; - Nghiên cứu cơ sở lý luận về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ; - Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam; - Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.   3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài:   4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp chuyên gia.   5. Kết quả đạt được Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận của lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, đó là: Nâng cao chất lượng công tác dự báo trong lập quy hoạch sử dụng đất; tăng cường, nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản về tài nguyên đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ trung ương đến các địa phương, trong đó toàn bộ thông tin, dữ liệu đất đai của tất cả các địa phương trong cả nước phải được thống nhất quản lý tại trung ương, cần tạo cơ chế để chia sẻ thông tin dễ dàng giữa các bộ, ngành; giữa cá nhân với cơ quan nắm giữ thông tin; quy hoạch sử dụng đất cần được lập trên nguyên tắc đối thoại giữa các bên có liên quan tới sử dụng đất là Nhà nước, người đang sử dụng đất, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư muốn có đất để thực hiện dự án; không bố trí các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục đường cao tốc, quốc lộ; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, để tạo điều kiện thu hút nguồn lực nhằm giảm áp lực sử dụng đất ở các vùng đồng bằng; quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên tầm nhìn dài hạn, dự báo hai chiều cả về nhu cầu sử dụng cho các mục đích và những biến động về diện tích, chất lượng nguồn tài nguyên đất do những tác động của tự nhiên và con người.   6. Thời gian thực hiện đề tài: 2012 7. Kết quả nghiệm thu - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: Đạt.   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Minh Thủy

 

1. Mục tiêu:

- Cung cấp cơ sở khoa học về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ;

- Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.

 

2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về phân vùng lãnh thổ ở Việt Nam;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ;

- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ;

- Đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam;

- Đề xuất một số vấn đề đổi mới về cấp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.

 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

 

4. Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp chuyên gia.

 

5. Kết quả đạt được

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận của lập quy hoạch sử dụng đất theo vùng lãnh thổ, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta hiện nay, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, đó là: Nâng cao chất lượng công tác dự báo trong lập quy hoạch sử dụng đất; tăng cường, nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản về tài nguyên đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ trung ương đến các địa phương, trong đó toàn bộ thông tin, dữ liệu đất đai của tất cả các địa phương trong cả nước phải được thống nhất quản lý tại trung ương, cần tạo cơ chế để chia sẻ thông tin dễ dàng giữa các bộ, ngành; giữa cá nhân với cơ quan nắm giữ thông tin; quy hoạch sử dụng đất cần được lập trên nguyên tắc đối thoại giữa các bên có liên quan tới sử dụng đất là Nhà nước, người đang sử dụng đất, cộng đồng dân cư, các nhà đầu tư muốn có đất để thực hiện dự án; không bố trí các khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp bám sát các trục đường cao tốc, quốc lộ; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, để tạo điều kiện thu hút nguồn lực nhằm giảm áp lực sử dụng đất ở các vùng đồng bằng; quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng dựa trên tầm nhìn dài hạn, dự báo hai chiều cả về nhu cầu sử dụng cho các mục đích và những biến động về diện tích, chất lượng nguồn tài nguyên đất do những tác động của tự nhiên và con người.

 

6. Thời gian thực hiện đề tài: 2012


7. Kết quả nghiệm thu

- Đề tài đã được nghiệm thu

- Kết quả: Đạt.

 

8. Đơn vị chủ trì:

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

 

9. Chủ nhiệm đề tài:

Ths. Phạm Thị Minh Thủy

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây