Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế nhằm đề xuất áp dụng thực hiện 3Rs (Recharge, Retention and Reuse: Bổ sung, Duy trì và Tái sử dụng) trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam

Thứ tư - 24/01/2018 14:16
1. Mục tiêu:
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng thực hiện sáng kiến/giải pháp 3R (Recharge, Retention and Reuse: Bổ sung, Duy trì và Tái sử dụng) lĩnh vực tài nguyên nước và đề xuất giải pháp áp dụng 3R cho Việt Nam nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước trước bối cảnh Việt Nam đang dần trở thành quốc gia thiếu nước.
2. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học về 3Rs (Recharge, Retention, Reuse: bổ cập, duy trì và tái sử dụng nước)
Nội dung 2: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về áp dụng và thực hiện 3R trong lĩnh vực tài nguyên nước
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng thực hiện 3R cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bổ cập, duy trì và tái sử dụng nước.
Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ với nguồn lực và thời gian rất hạn chế, nhóm nghiên cứu giới hạn loại hình nguồn nước áp dụng thực hiện 3R là nước mưa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề sau: nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về áp dụng và thực hiện 3R trong lĩnh vực tài nguyên nước; đánh giá điều kiện áp dụng thực hiện 3R tại Việt Nam và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy áp dụng thực hiện 3R nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.
+ Phạm vi không gian:
Về kinh nghiệm quốc tế, đề tài tiếp cận theo 02 nhóm quốc gia: (1) nhóm quốc gia phát triển áp dụng thực hiện 3R đã thành công trong hoạt động quản lý hiệu quả tài nguyên nước; (2) nhóm quốc gia đang phát triển khan hiếm về tài nguyên nước nhưng đã và đang nỗ lực cải thiện tình trạng khan hiếm thông qua việc áp dụng thực hiện 3R về tài nguyên nước. Bên cạnh nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề tài tiến hành đánh giá sơ bộ thực tiễn về hoạt động bổ cập, lưu trữ, tái sử dụng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: gồm các nội dung thu thập thông tin, dữ liệu và phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu. Thu thập, kế thừa các thông tin, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến nhiệm vụ. Phân tích kinh nghiệm thế giới về các mô hình 3Rs, cách thức áp dụng và thực hiện 3Rs trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; tổng hợp các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Ph­ương pháp chuyên gia và hội thảo tham vấn: được vận dụng trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ việc xây dựng đề cương nghiên cứu đến thực hiện từng nội dung và kết quả cuối cùng. Ý kiến thu nhận được từ chuyên gia và đại biểu tại hội thảo là cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của nhiệm vụ.
5. Kết quả đạt được: (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu)
6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5/2017 đến tháng 4/2018)
7. Kết quả nghiệm thu (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu)
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

1. Mục tiêu:

Học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng thực hiện sáng kiến/giải pháp 3R (Recharge, Retention and Reuse: Bổ sung, Duy trì và Tái sử dụng) lĩnh vực tài nguyên nước và đề xuất giải pháp áp dụng 3R cho Việt Nam nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước trước bối cảnh Việt Nam đang dần trở thành quốc gia thiếu nước.

2. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở khoa học về 3Rs (Recharge, Retention, Reuse: bổ cập, duy trì và tái sử dụng nước)

Nội dung 2: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về áp dụng và thực hiện 3R trong lĩnh vực tài nguyên nước

Nội dung 3: Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng thực hiện 3R cho Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bổ cập, duy trì và tái sử dụng nước.

Trong khuôn khổ thực hiện nhiệm vụ với nguồn lực và thời gian rất hạn chế, nhóm nghiên cứu giới hạn loại hình nguồn nước áp dụng thực hiện 3R là nước mưa.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề sau: nghiên cứu cơ sở khoa học, kinh nghiệm quốc tế về áp dụng và thực hiện 3R trong lĩnh vực tài nguyên nước; đánh giá điều kiện áp dụng thực hiện 3R tại Việt Nam và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy áp dụng thực hiện 3R nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.

+ Phạm vi không gian:

Về kinh nghiệm quốc tế, đề tài tiếp cận theo 02 nhóm quốc gia: (1) nhóm quốc gia phát triển áp dụng thực hiện 3R đã thành công trong hoạt động quản lý hiệu quả tài nguyên nước; (2) nhóm quốc gia đang phát triển khan hiếm về tài nguyên nước nhưng đã và đang nỗ lực cải thiện tình trạng khan hiếm thông qua việc áp dụng thực hiện 3R về tài nguyên nước. Bên cạnh nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đề tài tiến hành đánh giá sơ bộ thực tiễn về hoạt động bổ cập, lưu trữ, tái sử dụng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: gồm các nội dung thu thập thông tin, dữ liệu và phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu. Thu thập, kế thừa các thông tin, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến nhiệm vụ. Phân tích kinh nghiệm thế giới về các mô hình 3Rs, cách thức áp dụng và thực hiện 3Rs trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; tổng hợp các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Ph­ương pháp chuyên gia và hội thảo tham vấn: được vận dụng trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ việc xây dựng đề cương nghiên cứu đến thực hiện từng nội dung và kết quả cuối cùng. Ý kiến thu nhận được từ chuyên gia và đại biểu tại hội thảo là cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của nhiệm vụ.

5. Kết quả đạt được: (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu)

6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5/2017 đến tháng 4/2018)

7. Kết quả nghiệm thu (đối với đề tài/ nhiệm vụ TXTCN đã nghiệm thu)

8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

9. Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây