1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Cung cấp cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất.
- Chỉ ra khả năng áp dụng bộ chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về việc xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất;
- Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam;
- Nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí, các chỉ số đo lường mức độ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp sản xuất.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng bộ chỉ số xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia tiêu biểu và các tổ chức quốc tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích;
- Phương pháp SWOT;
- Phương pháp chuyên gia.
5. Kết quả đạt được
Xây dựng các chỉ số đánh giá xếp hạng mức độ thân thiện môi trường cho các doanh nghiệp sản xuất được thể hiện qua 4 nhóm chỉ số:
Thứ nhất là nhóm chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên. Nhóm này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, vật liệu, sử dụng nước và hiệu quả sử dụng đất của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất.
Thứ hai là nhóm chỉ số tác động lên môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá tác động của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lên môi trường, đánh giá mức độ phát thải, xả thải các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp gây nên: khí thải, nước thải, chất thải rắn cần xử lý và khả năng tái chế chất thải của doanh nghiệp.
Thứ ba là nhóm chỉ số sản phẩm thân thiện môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra có ảnh hưởng đến môi trường theo hướng thân thiện, thể hiện qua: sản phẩm tái chế, sản phẩm dễ phân hủy, sản phẩm không gây ô nhiễm, sản phẩm được cấp nhãn.
Thứ tư là nhóm chỉ số quản lý môi trường. Nhóm này nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về môi trường của doanh nghiệp; những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.
6. Thời gian thực hiện đề tài: 2014
7. Kết quả nghiệm thu
- Đề tài đã được nghiệm thu
- Kết quả: Đạt.
8. Đơn vị chủ trì:
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm đề tài:
Ths. Nguyễn Thị Lý/Ban Đất đai
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn