Nghiên cứu, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Thứ tư - 24/01/2018 14:08
1. Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Xây dựng được dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho nguồn nhân lực của ngành. Mục tiêu cụ thể: - Xác định được các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công; - Giới thiệu một số chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đạo tạo trong và ngoài nước; Xây dựng dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.   2. Nội dung - Nghiên cứu tổng quan các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công. - Nghiên cứu chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. - Xây dựng dự thảo chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (phân tích, đánh giá, dự báo tác động của chính sách).   3. Đốitượngvàphạmvinghiêncứu: - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp phân tích chính sách công nói chung và chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách công, chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngcủa một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.   4. Phươngphápnghiêncứu: Trong đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được sử dụng: - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm thực hiện sẽ tổ chức một số buổi hội thảo khoa học và seminars để trao đổi và xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia có hiểu biết về chính sách công, phân tích chính sách công. Thông qua các buổi tọa đàm, phản biện khoa học sẽ cho kết quả của từng nội dung nghiên cứu, tham vấn riêng lẻ ý kiến của chuyên gia sẽ giúp nhóm thực hiện nhận dạng rõ hơn các nội dung của đề tài. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu do các tổ chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên quan do các học giả công bố chính thức. - Phương pháp phân tích SWOT: Đây là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu về phân tích chính sách công và phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó làm cơ sở để đề xuất nội dung và xây dựng Dự thảo Chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.   5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện   6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018).   7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện   8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   9. Chủ nhiệm: ThS. Trịnh Thị Hải Yến

1. Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng được dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho nguồn nhân lực của ngành.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định được các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công;

- Giới thiệu một số chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đạo tạo trong và ngoài nước;

Xây dựng dự thảo Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

2. Nội dung

- Nghiên cứu tổng quan các nguyên lý cơ bản trong phân tích chính sách công.

- Nghiên cứu chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

- Xây dựng dự thảo chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (phân tích, đánh giá, dự báo tác động của chính sách).

 

3. Đốitượngvàphạmvinghiêncứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp phân tích chính sách công nói chung và chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nói riêng.

- Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách công, chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngcủa một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

 

4. Phươngphápnghiêncứu:

Trong đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính sau sẽ được sử dụng:

- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình triển khai đề tài, nhóm thực hiện sẽ tổ chức một số buổi hội thảo khoa học và seminars để trao đổi và xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia có hiểu biết về chính sách công, phân tích chính sách công. Thông qua các buổi tọa đàm, phản biện khoa học sẽ cho kết quả của từng nội dung nghiên cứu, tham vấn riêng lẻ ý kiến của chuyên gia sẽ giúp nhóm thực hiện nhận dạng rõ hơn các nội dung của đề tài.

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này bao gồm các nguồn tư liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; các tài liệu, các nghiên cứu do các tổ chức trong và ngoài nước công bố; các công trình khoa học có liên quan do các học giả công bố chính thức.

- Phương pháp phân tích SWOT: Đây là phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện nghiên cứu về phân tích chính sách công và phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó làm cơ sở để đề xuất nội dung và xây dựng Dự thảo Chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện

 

6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018).

 

7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện

 

8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

 

9. Chủ nhiệm: ThS. Trịnh Thị Hải Yến

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây