1. Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng mô hình trình diễn và đề xuất được các giải pháp phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác lập được luận cứ khoa học để xây dựng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại một số làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
+ Xây dựng được 02 mô hình kinh tế xanh góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các làng nghề.
+ Đề xuất được giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh ở các làng nghề khu vực hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
2. Nội dung
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về các mô hình kinh tế xanh, các tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế xanh tại làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông
+ Điều tra, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên đề phục vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình
+ Xây dựng hai mô hình trình diễn kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình
+ Đề xuất các giải pháp nhân rộng và phát triển mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề thuộc hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: các làng nghề tại hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: nghiên cứu trên vùng hạ lưu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình (06 tỉnh lựa chọn: Hải Dương; Hưng Yên; Hải Phòng; Thái Bình; Nam Định; Ninh Bình).
+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề, cơ sở khoa học xây dựng mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề ở hạ lưu lưu vực sông và các giải pháp nhân rộng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp, kỹ thuật tổng hợp, phân tích, đánh giá:
+ Phương pháp phân tích, tổng quan tài liệu
+ Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
+ Nhóm phương pháp điều tra kinh tế-xã hội: Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ gia đình; Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (Participatory Research); Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal); Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc; Phương pháp tham vấn cộng đồng trong xây dựng mô hình kinh tế xanh;
+ Nhóm phương pháp xây dựng bộ tiêu chí kinh tế xanh làng nghề: Phương pháp phân tích khung hệ thống DPSIR; Đánh giá trọng số cho các tiêu chí và chỉ thị được lựa chọn bằng phương pháp/kỹ thuật phân tích AHP; Phương pháp phân tích SWOT.
+ Phương pháp phân tích thống kê và dự báo phát triển kinh tế-xã hội.
+ Phương pháp, kỹ thuật phân tích kinh tế lượng.
+ Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS.
5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện
6. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2020)
7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: TS. Đặng Trung Tú
Những tin cũ hơn