Nghiên cứu xác định các chỉ số an ninh môi trường, đề xuất khung chính sách và giải pháp quản lý, ứng phó

Thứ tư - 24/01/2018 14:17
1. Mục tiêu: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trỉ của tài nguyên và môi trường vào trong hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia; - Lựa chọn được các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam; - Thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam. 2. Nội dung - Nghiên cứu cơ sở khoa học về an ninh môi trường và một số lý thuyết liên quan dưới góc độ xã hội học môi trường; - Nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa phương pháp luận và kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xây dựng bộ tiêu chí và xác định các chỉ số an ninh môi trường; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề an ninh môi trường và kinh nghiệm đảm bảo an ninh môi trường ở một số quốc gia trên thế giới; xác định các thách thức an ninh môi trường toàn cầu và khu vực; - Điều tra, khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng van đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay; - Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay và dự báo các mối đe dọa an ninh môi trường đối với nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế; - Nghiên cứu xây dựng Bộ Tiêu chí và xác định Bộ Chỉ số an ninh môi trường cho Việt Nam và đánh giá khả năng đáp ứng thông tin, dữ liệu phục vụ xác định bộ tiêu chí và tính toán bộ chỉ số an ninh môi trường; - Áp dụng thử nghiệm và hiệu chỉnh Bộ Tiêu chí và Bộ Chỉ số an ninh môi trường của Việt Nam; - Đề xuất khung chính sách, giải pháp và cơ chế ứng phó, đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu chỉ số về an ninh môi trường - Phạm vi nghiên cứu: vai trò của an ninh môi trường đối với phát triển bền vững và mối quan hệ đa phương giữa kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: Vấn đề an ninh môi trường và Chỉ số an ninh môi trường đã và đang được nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài khá rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vì vậy, đề tài sẽ tổng hợp, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan để phục vụ các mục tiêu đã đề ra. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát vấn đề an ninh môi trường ở một số địa phương, một số ngành, lĩnh vực liên quan. - Phương pháp điều tra: tọa đàm, tham vấn ý kiến cán bộ địa phương và khảo sát thực địa về các vấn đề liên quan tới an ninh môi trường. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đề tài điều tra thông qua phiếu khảo sát về các tiêu chí và các chỉ thị liên quan tới an ninh môi trường - Phương pháp chuyên gia: Đây là đề tài khó, liên quan tới nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, phạm vi đề tài rất rộng và đòi hỏi kỹ thuật trong xác định và tính toán Bộ chỉ số. Vì vậy, việc xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong thực hiện đề tài. - Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng nhiều trong đề tài, do phải xây dựng và phân tích cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định Bộ Tiêu chí và tính toán Bộ Chỉ số an ninh môi trường. Dự kiến, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. 5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện 6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 12/2016 đến tháng 12/2019) 7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện 8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 9. Chủ nhiệm: TS. Tạ Đình Thi

1. Mục tiêu:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trỉ của tài nguyên và môi trường vào trong hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia;

- Lựa chọn được các phương pháp lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị của tài nguyên và môi trường vào hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

- Thử nghiệm áp dụng hệ thống hạch toán tài khoản quốc gia mới vào công tác hoạch định và điều hành chính sách quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam.

2. Nội dung

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về an ninh môi trường và một số lý thuyết liên quan dưới góc độ xã hội học môi trường;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa phương pháp luận và kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xây dựng bộ tiêu chí và xác định các chỉ số an ninh môi trường;

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề an ninh môi trường và kinh nghiệm đảm bảo an ninh môi trường ở một số quốc gia trên thế giới; xác định các thách thức an ninh môi trường toàn cầu và khu vực;

- Điều tra, khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng van đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay;

- Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay và dự báo các mối đe dọa an ninh môi trường đối với nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế;

- Nghiên cứu xây dựng Bộ Tiêu chí và xác định Bộ Chỉ số an ninh môi trường cho Việt Nam và đánh giá khả năng đáp ứng thông tin, dữ liệu phục vụ xác định bộ tiêu chí và tính toán bộ chỉ số an ninh môi trường;

- Áp dụng thử nghiệm và hiệu chỉnh Bộ Tiêu chí và Bộ Chỉ số an ninh môi trường của Việt Nam;

- Đề xuất khung chính sách, giải pháp và cơ chế ứng phó, đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu chỉ số về an ninh môi trường

- Phạm vi nghiên cứu: vai trò của an ninh môi trường đối với phát triển bền vững và mối quan hệ đa phương giữa kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu: Vấn đề an ninh môi trường và Chỉ số an ninh môi trường đã và đang được nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài khá rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Vì vậy, đề tài sẽ tổng hợp, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan để phục vụ các mục tiêu đã đề ra.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Đề tài tiến hành điều tra, khảo sát vấn đề an ninh môi trường ở một số địa phương, một số ngành, lĩnh vực liên quan.

- Phương pháp điều tra: tọa đàm, tham vấn ý kiến cán bộ địa phương và khảo sát thực địa về các vấn đề liên quan tới an ninh môi trường.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Đề tài điều tra thông qua phiếu khảo sát về các tiêu chí và các chỉ thị liên quan tới an ninh môi trường

- Phương pháp chuyên gia: Đây là đề tài khó, liên quan tới nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, phạm vi đề tài rất rộng và đòi hỏi kỹ thuật trong xác định và tính toán Bộ chỉ số. Vì vậy, việc xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực khác nhau là rất cần thiết. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong thực hiện đề tài.

- Phương pháp thống kê: phương pháp này được sử dụng nhiều trong đề tài, do phải xây dựng và phân tích cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định Bộ Tiêu chí và tính toán Bộ Chỉ số an ninh môi trường. Dự kiến, dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.

5. Kết quả đạt được: đề tài đang thực hiện

6. Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ  tháng 12/2016 đến tháng 12/2019)

7. Kết quả nghiệm thu: đề tài đang thực hiện

8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

9. Chủ nhiệm: TS. Tạ Đình Thi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây