Nghiên cứu xây dựng định hướng và các phương án giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ bảy - 12/03/2016 22:43
1. Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Góp phần xây dựng hệ thống chính sách phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, các-bon thấp, hình thành môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thực hiện các giải pháp tiềm năng, huy động các nguồn lực hỗ trợ giảm phát thải KNK ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được tổng quan tình hình phát thải KNK, tiềm năng, cơ hội, và các thách thức giảm phát thải KNK ở Việt Nam đến năm 2020. - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, thử nghiệm các mô hình tính toán giảm phát thải KNK phù hợp điều kiện Việt Nam và dự báo tác động tới phát triển kinh tế - xã hội khi thực hiện giảm phát thải khí nhà kính. - Đề xuất được định hướng giảm phát thải KNK, các phương án giảm phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng đất và lĩnh vực quản lý chất thải, và khung chính sách thúc đẩy giảm phát thải KNK ở Việt Nam.   2. Nội dung: - Tổng hợp cơ sở lý luận về KNK, hệ thống hóa phương pháp luận và kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận các-bon thấp, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp giảm phát thải KNK; - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá tổng quan về phát thải KNK ở Việt Nam; tổng hợp nhữngđịnh hướng lớn về phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội;phân tích xu hướng phát thải, cơ hội và thách thức đối với giảm phát thải KNK ở Việt Nam; - Phân tích đặc điểm, tình hình phát triển, thực trạng các giải pháp,thử nghiệm các mô hình tính toán giảm phát thải KNK, đề xuất các giải pháp kỹ thuật - công nghệ giảm phát thải KNK trong lĩnh vực AFOLU và lĩnh vực quản lý chất thải phù hợp với điều kiện của Việt Nam; - Đề xuất khung chính sách thúc đẩy giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện của Việt Nam.   3. Sản phẩm/Kết quả đạt được: - Đề tài đã nghiên cứu và phân tích các nguồn phát thải KNK và các yếu tố tác động đến phát thải KNK từ các lĩnh vực (năng lượng; các quá trình công nghiệp; nông, lâm nghiệp, sử dụng đất và lĩnh vực quản lý chất thải) - đây là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ giảm phát thải KNK trong từng lĩnh vực. - Phân tích, đánh giá những ngoại ứng (tích cực và tiêu cực) của các giải pháp chính sách giảm phát thải KNK về mặt lý thuyết có thể tác động đến các mặt kinh tế - xã hội - môi trường của một quốc gia, trong đó ngoại ứng tiêu cực được coi là những chi phí gián tiếp của phương án giảm phát thải KNK; - Phân tích được các tiêu chí để lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, đó là các tiêu chí mang tính phổ quát đề cập đến mọi khía cạnh về kinh tế, xã hội, an ninh phi truyền thống,... Dựa trên các tiêu chí đó để tiến hành phân tích, đánh giá để xác định các lĩnh vực, các biện pháp, công nghệ ưu tiên trong giảm phát thải KNK theo các bước trong quy trình và dựa trên các phương pháp phân tích, đánh giá nhất định sao cho việc lựa chọn lĩnh vực, công nghệ ưu tiên giảm phát thải bảo đảm được sự hài hoà, phù hợp và khả thi nhất trong điều kiện cụ thể của quốc gia. - Khái quát được hệ thống các giải pháp cơ bản về cơ chế, chính sách, kỹ thuật - công nghệ trong từng lĩnh vực - là cơ sở khoa học rất quan trọng cho việc đề xuất định hướng giảm phát thải KNK cho Việt Nam. - Đánh giá về tiếp cận phát triển các-bon thấp từ các chương trình nghiên cứu về các-bon thấp của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước; phân tích kinh nghiệm của Đức, Brazil và Indonesia về giảm phát thải KNK, từ đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm hữu ích để thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện của Việt Nam. - Đề tài đã phân tích, đánh giá được tình hình, xu hướng phát thải KNK trong các ngành/lĩnh vực gắn với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội và định hướng phát triển đất nước, từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá về cơ hội và thách thức đối với giảm phát thải KNK ở Việt Nam. Tiềm năng giảm phát thải KNK ở Việt Nam là rất lớn ở các lĩnh vực năng lượng, AFOLU và chất thải - đây chính là cơ hội to lớn cho Việt Nam; tuy nhiên, thách thức lớn nhất đến từ sự hạn chế về nguồn kinh phí để đầu tư công nghệ giảm thải, bên cạnh đó là rào cản vô hình đến từ sự hạn chế về nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm phát thải KNK của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, cán bộ các cấp, các ngành cũng như người dân Việt Nam. - Qua những phân tích về đặc điểm, thực trạng các giải pháp giảm phát thải, thử nghiệm mô hình tính toán giảm phát thải trong hai lĩnh vực AFOLU và quản lý chất thải, đề tài đã phân tích lựa chọn và đề xuất các giải pháp kỹ thuật - công nghệ giảm phát thải KNK sao cho bảo đảm tiêu chí không tốn nhiều chi phí cũng như ít tác động tiêu cực đến nền kinh tế và việc làm. Các giải pháp này tập trung vào việc thay đổi quy trình kỹ thuật, công nghệ, mô hình, phương thức quản lý, kiểm soát nhằm giảm thiểu lượng phát thải, tăng khả năng hấp thụ và thu hồi khí CO2. Đồng thời đưa ra nhận định dự báo tổng quan tác động tới phát triển kinh tế - xã hội khi thực hiện các giải pháp kỹ thuật – công nghệ giảm phát thải KNK trong lĩnh vực AFOLU và chất thải. - Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung từ chương 1 đến chương 4, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được khung chính sách nhằm thúc đẩy giảm phát thải KNK ở Việt Nam, bao gồm: + Xác định định hướng các giải pháp chính sách chủ yếu thúc đẩy giảm phát thải KNK trong lĩnh vực AFOLU và quản lý chất thải, trong đó đã đưa ra nhận định về dự báo tổng quan tác động tới phát triển kinh tế - xã hội khi thực hiện các giải pháp chính sách giảm phát thải KNK; + Đề xuất việc thiết lập và vận hành hành lang pháp lý, cơ chế MRV, các điều kiện thuận lợi khác để giảm phát thải KNK ở Việt Nam; + Đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích giảm phát thải KNK như: khai thác các cơ chế đầu tư song phương, đa phương về giảm phát thải KNK, bao gồm các cơ chế trong và ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto như cơ chế phát triển sạch (CDM), REDD+, BOCM hoặc JCM; xây dựng và phát triển chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng; xây dựng và tăng cường chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, phí; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng các dự án giảm phát thải cho thị trường các-bon tự nguyện;… Với những kết quả đạt được của đề tài nêu trên đã đáp ứng được mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu ra trong bản thuyết minh đề cương đã được phê duyệt. Tuy nhiên, do một số giới hạn về kinh phí, mức độ đầy đủ, cập nhật, chất lượng của nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào cho những nghiên cứu định tính và định lượng nên đã hạn chế phần nào mức độ đáp ứng theo những mong muốn ban đầu của nhóm nghiên cứu. Do phạm vi tính toán của mô hình AIM/AFOLU và AIM/WASTE có sự khác biệt so với NC3. Kết quả của năm cơ sở khác nhau cũng dẫn tới kết quả dự báo trong tương lai khi sử dụng 2 số liệu này sẽ khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất tiếp tục hoàn thiện và điều chỉnh mô hình cho phù hợp hơn với thực tế của Việt Nam.   4. Thời gian thực hiện đề tài: 2011-2014 5. Kết quả nghiệm thu: - Đề tài đã được nghiệm thu - Kết quả: Xếp loại Khá   6. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường   7. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Tài

1. Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát:

Góp phần xây dựng hệ thống chính sách phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, các-bon thấp, hình thành môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thực hiện các giải pháp tiềm năng, huy động các nguồn lực hỗ trợ giảm phát thải KNK ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được tổng quan tình hình phát thải KNK, tiềm năng, cơ hội, và các thách thức giảm phát thải KNK ở Việt Nam đến năm 2020.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, thử nghiệm các mô hình tính toán giảm phát thải KNK phù hợp điều kiện Việt Nam và dự báo tác động tới phát triển kinh tế - xã hội khi thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.

- Đề xuất được định hướng giảm phát thải KNK, các phương án giảm phát thải KNK trong lĩnh vực sử dụng đất và lĩnh vực quản lý chất thải, và khung chính sách thúc đẩy giảm phát thải KNK ở Việt Nam.

 

2. Nội dung:

- Tổng hợp cơ sở lý luận về KNK, hệ thống hóa phương pháp luận và kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận các-bon thấp, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên và các giải pháp giảm phát thải KNK;

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá tổng quan về phát thải KNK ở Việt Nam; tổng hợp nhữngđịnh hướng lớn về phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội;phân tích xu hướng phát thải, cơ hội và thách thức đối với giảm phát thải KNK ở Việt Nam;

- Phân tích đặc điểm, tình hình phát triển, thực trạng các giải pháp,thử nghiệm các mô hình tính toán giảm phát thải KNK, đề xuất các giải pháp kỹ thuật - công nghệ giảm phát thải KNK trong lĩnh vực AFOLU và lĩnh vực quản lý chất thải phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

- Đề xuất khung chính sách thúc đẩy giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

 

3. Sản phẩm/Kết quả đạt được:

- Đề tài đã nghiên cứu và phân tích các nguồn phát thải KNK và các yếu tố tác động đến phát thải KNK từ các lĩnh vực (năng lượng; các quá trình công nghiệp; nông, lâm nghiệp, sử dụng đất và lĩnh vực quản lý chất thải) - đây là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ giảm phát thải KNK trong từng lĩnh vực.

- Phân tích, đánh giá những ngoại ứng (tích cực và tiêu cực) của các giải pháp chính sách giảm phát thải KNK về mặt lý thuyết có thể tác động đến các mặt kinh tế - xã hội - môi trường của một quốc gia, trong đó ngoại ứng tiêu cực được coi là những chi phí gián tiếp của phương án giảm phát thải KNK;

- Phân tích được các tiêu chí để lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, đó là các tiêu chí mang tính phổ quát đề cập đến mọi khía cạnh về kinh tế, xã hội, an ninh phi truyền thống,... Dựa trên các tiêu chí đó để tiến hành phân tích, đánh giá để xác định các lĩnh vực, các biện pháp, công nghệ ưu tiên trong giảm phát thải KNK theo các bước trong quy trình và dựa trên các phương pháp phân tích, đánh giá nhất định sao cho việc lựa chọn lĩnh vực, công nghệ ưu tiên giảm phát thải bảo đảm được sự hài hoà, phù hợp và khả thi nhất trong điều kiện cụ thể của quốc gia.

- Khái quát được hệ thống các giải pháp cơ bản về cơ chế, chính sách, kỹ thuật - công nghệ trong từng lĩnh vực - là cơ sở khoa học rất quan trọng cho việc đề xuất định hướng giảm phát thải KNK cho Việt Nam.

- Đánh giá về tiếp cận phát triển các-bon thấp từ các chương trình nghiên cứu về các-bon thấp của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước; phân tích kinh nghiệm của Đức, Brazil và Indonesia về giảm phát thải KNK, từ đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm hữu ích để thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Đề tài đã phân tích, đánh giá được tình hình, xu hướng phát thải KNK trong các ngành/lĩnh vực gắn với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội và định hướng phát triển đất nước, từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá về cơ hội và thách thức đối với giảm phát thải KNK ở Việt Nam. Tiềm năng giảm phát thải KNK ở Việt Nam là rất lớn ở các lĩnh vực năng lượng, AFOLU và chất thải - đây chính là cơ hội to lớn cho Việt Nam; tuy nhiên, thách thức lớn nhất đến từ sự hạn chế về nguồn kinh phí để đầu tư công nghệ giảm thải, bên cạnh đó là rào cản vô hình đến từ sự hạn chế về nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm phát thải KNK của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, cán bộ các cấp, các ngành cũng như người dân Việt Nam.

- Qua những phân tích về đặc điểm, thực trạng các giải pháp giảm phát thải, thử nghiệm mô hình tính toán giảm phát thải trong hai lĩnh vực AFOLU và quản lý chất thải, đề tài đã phân tích lựa chọn và đề xuất các giải pháp kỹ thuật - công nghệ giảm phát thải KNK sao cho bảo đảm tiêu chí không tốn nhiều chi phí cũng như ít tác động tiêu cực đến nền kinh tế và việc làm. Các giải pháp này tập trung vào việc thay đổi quy trình kỹ thuật, công nghệ, mô hình, phương thức quản lý, kiểm soát nhằm giảm thiểu lượng phát thải, tăng khả năng hấp thụ và thu hồi khí CO2. Đồng thời đưa ra nhận định dự báo tổng quan tác động tới phát triển kinh tế - xã hội khi thực hiện các giải pháp kỹ thuật – công nghệ giảm phát thải KNK trong lĩnh vực AFOLU và chất thải.

- Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung từ chương 1 đến chương 4, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được khung chính sách nhằm thúc đẩy giảm phát thải KNK ở Việt Nam, bao gồm:

+ Xác định định hướng các giải pháp chính sách chủ yếu thúc đẩy giảm phát thải KNK trong lĩnh vực AFOLU và quản lý chất thải, trong đó đã đưa ra nhận định về dự báo tổng quan tác động tới phát triển kinh tế - xã hội khi thực hiện các giải pháp chính sách giảm phát thải KNK;

+ Đề xuất việc thiết lập và vận hành hành lang pháp lý, cơ chế MRV, các điều kiện thuận lợi khác để giảm phát thải KNK ở Việt Nam;

+ Đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích giảm phát thải KNK như: khai thác các cơ chế đầu tư song phương, đa phương về giảm phát thải KNK, bao gồm các cơ chế trong và ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto như cơ chế phát triển sạch (CDM), REDD+, BOCM hoặc JCM; xây dựng và phát triển chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng; xây dựng và tăng cường chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, phí; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng các dự án giảm phát thải cho thị trường các-bon tự nguyện;…

Với những kết quả đạt được của đề tài nêu trên đã đáp ứng được mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu ra trong bản thuyết minh đề cương đã được phê duyệt. Tuy nhiên, do một số giới hạn về kinh phí, mức độ đầy đủ, cập nhật, chất lượng của nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào cho những nghiên cứu định tính và định lượng nên đã hạn chế phần nào mức độ đáp ứng theo những mong muốn ban đầu của nhóm nghiên cứu. Do phạm vi tính toán của mô hình AIM/AFOLU và AIM/WASTE có sự khác biệt so với NC3. Kết quả của năm cơ sở khác nhau cũng dẫn tới kết quả dự báo trong tương lai khi sử dụng 2 số liệu này sẽ khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất tiếp tục hoàn thiện và điều chỉnh mô hình cho phù hợp hơn với thực tế của Việt Nam.

 

4. Thời gian thực hiện đề tài: 2011-2014


5. Kết quả nghiệm thu:

- Đề tài đã được nghiệm thu

- Kết quả: Xếp loại Khá

 

6. Đơn vị chủ trì:

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

 

7. Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Văn Tài

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây