Chính sách 1: Về tài nguyên địa chất, khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản.
Chính sách 2: Về hoàn thiện chính sách về bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản; chiến lược, quy hoạch địa chất, khoáng sản.
Chính sách 3: Về hoàn thiện chính sách khu vực khoáng sản.
Chính sách 4: Về hoàn thiện chính sách trong quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.
Chính sách 5: Tài chính về địa chất, khoáng sản.
Luật Khoáng sản được ban hành năm 2010, là dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phát triển theo hướng bền vững; nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, đáp ứng nhu cầu khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật khoáng sản năm 2010 còn có một số nội dung bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tế, đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Việc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản là cần thiết, nhằm xử lý những tồn tại, hạn chế, vưỡng mắc trong thực tiễn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn