1. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa kinh nghiệm trong xây dựng các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh của các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Nội dung
- Xây dựng và hoàn thiện thuyết minh, dự toán nhiệm vụ.
- Cơ sở lý thuyết về kinh tế xanh và mô hình kinh tế cộng đồng (bao gồm khái niệm, đặc trưng, phân loại).
- Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh tại khu vực đô thị và nông thôn.
- Rà soát, đánh giá các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong mối quan hệ tương quan với các mô hình đã nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Nghiên cứu đề xuất triển khai cho Việt Nam
- Xây dựng báo cáo tổng kết nhiệm vụ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên của nhiệm vụ: Nhiệm vụ tập trung vào nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh”.
Phạm vi nghiên cứu nhiệm vụ:
(i) Cộng đồng được xác định trong nghiên cứu này bao gồm các nhóm người cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có các đặc trưng về điều kiện sống, văn hóa và các hoạt động kinh tế như: thôn, bản, làng, xã hoặc khu dân cư.
(ii) Các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh được xác định gồm các mô hình phát triển kinh tế ở cấp độ cộng đồng và có các mục tiêu hướng đến các mục tiêu và nội dung của kinh tế xanh theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP, 2011) gồm: các mô hình phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống của con người, tạo việc làm đồng thời góp phần giảm thiểu phát thải các-bon, giảm ô nhiễm, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, ngăn chăn suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
(iii) Nhiệm vụ tập trung nghiên cứu các mô hình phù hợp với thực tiễn và yêu cầu chính sách ở Việt Nam gồm: mô hình ở khu vực đô thị và mô hình ở khu vực nông thôn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia.
5. Kết quả đạt được:
Nhiệm vụ nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau: (i) hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về kinh tế xanh và mô hình kinh tế cộng đồng; (ii) Rà soát được các kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh tại khu vực đô thị và nông thôn; (iii) Rà soát, đánh giá được các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong mối quan hệ tương quan với các mô hình đã nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; (iv) Đề xuất được các giải pháp triển khai mô hình kinh tế cộng đồng hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam.
6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2017)
7. Kết quả nghiệm thu: Đạt
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh
1. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa kinh nghiệm trong xây dựng các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh của các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2. Nội dung
- Xây dựng và hoàn thiện thuyết minh, dự toán nhiệm vụ.
- Cơ sở lý thuyết về kinh tế xanh và mô hình kinh tế cộng đồng (bao gồm khái niệm, đặc trưng, phân loại).
- Kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh tại khu vực đô thị và nông thôn.
- Rà soát, đánh giá các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong mối quan hệ tương quan với các mô hình đã nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Nghiên cứu đề xuất triển khai cho Việt Nam
- Xây dựng báo cáo tổng kết nhiệm vụ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên của nhiệm vụ: Nhiệm vụ tập trung vào nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh”.
Phạm vi nghiên cứu nhiệm vụ:
(i) Cộng đồng được xác định trong nghiên cứu này bao gồm các nhóm người cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có các đặc trưng về điều kiện sống, văn hóa và các hoạt động kinh tế như: thôn, bản, làng, xã hoặc khu dân cư.
(ii) Các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh được xác định gồm các mô hình phát triển kinh tế ở cấp độ cộng đồng và có các mục tiêu hướng đến các mục tiêu và nội dung của kinh tế xanh theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP, 2011) gồm: các mô hình phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống của con người, tạo việc làm đồng thời góp phần giảm thiểu phát thải các-bon, giảm ô nhiễm, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên, ngăn chăn suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
(iii) Nhiệm vụ tập trung nghiên cứu các mô hình phù hợp với thực tiễn và yêu cầu chính sách ở Việt Nam gồm: mô hình ở khu vực đô thị và mô hình ở khu vực nông thôn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn.
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia.
5. Kết quả đạt được:
Nhiệm vụ nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau: (i) hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về kinh tế xanh và mô hình kinh tế cộng đồng; (ii) Rà soát được các kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh tại khu vực đô thị và nông thôn; (iii) Rà soát, đánh giá được các mô hình kinh tế cộng đồng hướng đến nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong mối quan hệ tương quan với các mô hình đã nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; (iv) Đề xuất được các giải pháp triển khai mô hình kinh tế cộng đồng hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam.
6. Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2017)
7. Kết quả nghiệm thu: Đạt
8. Đơn vị chủ trì: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
9. Chủ nhiệm: TS. Lại Văn Mạnh