Do vậy, nhân loại cần thực hiện các hành động táo bạo hơn, hội nhập hơn, giữa các ngành và kết nối nhiều hơn ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra lời kêu gọi 7 điểm để cùng chung tay hành động, giành lại sự an toàn và bền vững của tài nguyên nước.
Thứ nhất, quản lý vòng tuần hoàn nước như một lợi ích chung toàn cầu, được bảo vệ và vì quyền lợi của tất cả mọi người.
Thứ hai, áp dụng cách tiếp cận hướng sứ mệnh, tập trung vào kết quả, bao trùm tất cả các vai trò chính của nước đối với cuộc sống nhân loại.
Thứ ba, ngừng định giá nước ở mức giá thấp.
Thứ tư, loại bỏ dần khoảng 700 tỷ USD trợ cấp cho nông nghiệp và nước mỗi năm, vì việc này vốn có xu hướng tạo ra hành động tiêu thụ nước quá mức và các hành vi gây hại cho môi trường khác.
Thứ năm, thiết lập Quan hệ đối tác công bằng về nước (Just Water Partnership) nhằm cho phép đầu tư vào tiếp cận nguồn nước, khả năng phục hồi và tính bền vững ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, sử dụng các phương pháp đóng góp cho cả mục tiêu phát triển quốc gia và lợi ích chung toàn cầu.
Thứ sáu, tiếp tục nắm bắt những cơ hội có thể thay đổi đáng kể trong thập kỷ hiện tại.
Thứ bảy, làm nền tảng cho mọi nỗ lực, cần phải định hình lại quản trị đa phương về nước - vốn đang trong tình trạng manh mún và không phù hợp với mục đích.
Toàn văn báo cáo tại đây.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn