Chi trả dịch vụ hệ sinh thái: Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Chủ nhật - 09/11/2008 16:11
Trên thực tế những người duy trì, bảo vệ các hệ sinh thái chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ lực của họ. Những người hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chưa chi trả những dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái không bền vững. "Chi trả dịch vụ hệ sinh thái - PES" ra đời sẽ là cơ chế thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái...

Trên thực tế những người duy trì, bảo vệ các hệ sinh thái chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ lực của họ. Những người hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chưa chi trả những dịch vụ mà họ được hưởng. Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái không bền vững. "Chi trả dịch vụ hệ sinh thái - PES" ra đời sẽ là cơ chế thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái...

ThS. Huỳnh Thị Mai - Ban Quản lý Tài nguyên và Đa dạng sinh học (ĐDSH), Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT cho biết: Mục tiêu của PES là tạo thị trường giá cả cho các dịch vụ hệ sinh thái, tạo nguồn tài chính bền vững để bảo tồn, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của dịch vụ hệ sinh thái, cải thiện sinh kế của người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội. PES được chia thành 4 loại dịch vụ, gồm: bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn ĐDSH, hấp thụ cácbon, biến đổi khí hậu, vẻ đẹp cảnh quan/du lịch sinh thái.

Hiện nay hàng trăm sáng kiến mới về PES đã được xây dựng trên khắp toàn cầu. Liệu Việt Nam có học được kinh nghiệm gì từ những thành công của các nước trong giai đoạn đầu xây dựng và thí điểm PES không, thưa bà?

Bà Huỳnh Thị Mai: Chi trả dịch vụ hệ sinh thái hiện đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng như một công cụ kinh tế, chính sách hữu hiệu để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn ĐDSH. Chính sách này giúp Nhà nước quản lý bền vững tài nguyên rừng đầu nguồn, bảo đảm sự điều hòa, cân bằng môi trường sống của cộng đồng, bảo vệ các dịch vụ hệ sinh thái và những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái đó...

Việt Nam có nhiều sông, núi cao có độ dốc lớn, rừng đầu nguồn lại bị suy giảm, thường xuyên xảy ra nhiều trận lũ, lụt lớn, tàn phá thiên nhiên, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Bên cạnh đó, việc quản lý lưu vực sông của nước ta còn nhiều bất cập, cần được điều chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt Nam là cần thiết và cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn ĐDSH, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa TN-MT.

Theo bà, PES đã đề xuất những vấn đề gì ?

Bà Huỳnh Thị Mai: Dự thảo Luật ĐDSH đã đề cập đến các nguồn thu từ PES. Tuy nhiên, ngoài hệ sinh thái rừng, tiềm năng về PES ở Việt Nam còn có các hệ sinh thái đất ngập nước, biển, núi đá vôi... Đây là vấn đề liên ngành, vì vậy, cần có khung Quốc gia về PES để bảo đảm điều phối và tránh các xung đột. Do đó, phải tiếp cận theo cách quản lý tổng hợp, đa ngành, đa mục tiêu: quản lý bảo vệ rừng, quản lý sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lưu vực sông nhằm đạt hiệu quả cao nhất về phòng hộ lưu vực, bảo vệ và cải thiện cuộc sống của nhân dân, phát triển các dịch vụ kinh tế và bảo tồn ĐDSH. Cần giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng vì đây là chìa khóa của sự thành công.

Được biết, một số mô hình PES ở Việt Nam đang triển khai thí điểm với 4 loại dịch vụ, bà có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Bà Huỳnh Thị Mai: Đối với dịch vụ bảo vệ đầu nguồn, PES đang tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn Hồ Trị An; thanh toán cho nước sông Đồng Nai; xây dựng mô hình thí điểm PES rừng ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước. Dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học cũng có một số dự án chính như : thúc đẩy trồng ca cao trong bóng râm tại tỉnh Lâm Đồng; Trai Bến Tre và nước mắm Phú Quốc; thúc đẩy kinh doanh gỗ bền vững... Với dịch vụ vẻ đẹp cảnh quan, PES đang tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quan Vườn Quốc gia Bạch Mã; lập Quỹ Phát triển cho Khu Bảo tồn biển ở Côn Đảo. Ngoài ra, còn có dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ cácbon trong lâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Dự án thí điểm trồng 350 ha rừng keo với 300 hộ tham gia...

Xin cảm ơn bà.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây