Với số lượng lớn KCN tại Việt Nam, việc áp dụng cách tiếp cận KCNST, tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp, chuyển đổi, xây dựng mới các KCNST không chỉ mang lại lợi ích kinh tế và xã hội tại các doanh nghiệp trong các KCNST, mà còn mang lại lợi ích cho cả người lao động, cộng đồng bên ngoài hàng rào KCN thông qua việc giảm thiểu chất thải, tác động đến môi trường. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng chất thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng được quy định tại các văn bản pháp luật. Tại khoản 3, Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020 quy định “Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối”. Khoản 3, Điều 47 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT cũng quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung: “Khuyến khích việc tái sử dụng chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, cộng sinh công nghiệp và KTTH”.
Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 58, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường là “Hướng dẫn việc xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng sản xuất, quản lý môi trường trong KCN hiện hữu và KCN hướng tới chuyển đổi sang KCNST tại Việt Nam; Đánh giá thực trạng tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường trong KCN hiện hữu và KCN hướng tới chuyển đổi sang KCNST tại Việt Nam; Dự báo khả năng tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường trong KCNST tại Việt Nam; Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các KCN hướng tới chuyển đổi sang mô hình KCNST tại Việt Nam. Đề tài nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của thành viên Hội đồng nghiệm thu. Các chuyên gia đã có nhiều ý kiến đóng góp chỉnh sửa để chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hơn trong thời gian sớm nhất.
Trung tâm TVĐT&DVTN&MT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn