Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Phó Viện trưởng – TS Nguyễn Trung Thắng cho rằng, kinh tế tuần hoàn (KTTH) bao gồm các mô hình kinh tế mà các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng thải bỏ đều hướng đến việc giảm khai thác sử dụng tài nguyên, quay vòng tối đa các loại vật liệu sản phẩm, giảm loại hình chất thải tác động ra môi trường. Mô hình KTTH là một công cụ hữu hiệu khuyến hích thúc đẩy tái chế, thu hồi các loại vật liệu, tài nguyên qua đó giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Theo quy định của pháp luật về môi trường, từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 6 loại sản phẩm phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm gồm: pin, ắc quy; điện, điện tử; săm, lốp; dầu nhớt; phương tiện giao thông và nhóm bao bì. Về phương tiện giao thông hiện nay, VN có khoảng 4,5 triệu ô tô, 60 triệu xe máy đang lưu hành và với định hướng VN trở thành 1 nước có thu nhập trung bình cao năm vào 2030 và phấn đấu thành một nước phát triển năm vào 2050, số lượng ô tô xe máy sẽ tăng lên. Trong thời gian tới đặt ra nhiều thách thức trong việc thu hồi tái chế các phương tiện giao thông hết hạn sử dụng, đòi hỏi trách nhiệm mở rộng của các nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility- EPR). Theo quy định của Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì từ năm 2027 các nhà sản xuất ô tô, xe máy sẽ thu hồi các phương tiện giao thông của người dân, vậy cơ chế nào có thể thu hồi được tài sản phương tiện đi lại?
Ông Hoàng Thành Vĩnh, Cán bộ quản lý Chương trình chất thải và KTTH cho biết, UNDP đã thực hiện các chương trình liên quan đến KTTH như các hoạt động hỗ trợ Chính sách, kĩ thuật từ cấp quốc gia và địa phương, tăng cường năng lực cho khối doanh nghiệp… UNDP cam kết sẽ hỗ trợ các hoạt động liên quan đến KTTH, thúc đẩy KTTH, phát triển bền vững.
Với vai trò là đơn vị xây dựng chính sách, ISPONRE đã xây dựng các Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia, tham gia xây dựng về quy định về KTTH, Kế hoạch hành động quốc gia về KTTH, danh mục Phân loại xanh trình Thủ tướng… và với mong muốn chia sẻ, lắng nghe các chuyên gia quốc tế trong kinh nghiệm triển khai quản lý chất thải để thực hiện Dự án “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thải bỏ phương tiện giao thông”, tìm ra được cơ chế phương thức phù hợp tại Việt Nam. Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế từ các chuyên gia đến từ Đại học Griffith, Australia, Doanh nghiệp tái chế ô tô Hàn Quốc…
Một số hình ảnh tại Hội thảo:
An Bình – Ngọc Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn