Hội thảo tham vấn Văn kiện Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”

Thứ sáu - 25/11/2022 02:51
Ngày 25/11/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn cho việc xây dựng Văn kiện Dự án “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững trong một số lĩnh vực”. Ý tưởng Dự án đã được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) phê duyệt với thời gian triển khai từ năm 2024 đến năm 2026. Dự án nhằm lồng ghép giá trị vốn tự nhiên và bảo vệ hệ sinh thái biển và ven biển trong kế hoạch phát triển và tăng cường quản lý sinh cảnh để hỗ trợ chính sách về phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam. Hội thảo do Viện trưởng - PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì.

Trong bối cảnh khó khăn chung toàn cầu hiện nay, Việt Nam vẫn nỗ lực đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của đất nước phụ thuộc nhiều vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất. Sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, phá hủy các hệ sinh thái quan trọng ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sinh kế phụ thuộc vào vốn tự nhiên. Cùng với đó là các tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, đe dọa các thành tựu của Việt Nam về xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Do đó, nâng cao chất lượng vốn tự nhiên là một trong các thách thức chính mà Việt Nam đang đối mặt trong hành trình hướng tới phát triển bền vững. Thực tế, bảo vệ vốn tự nhiên được coi là vấn đề chính của các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

z3909123818402 352c757f9464c8519ec0c1a73ab2e8a1

Với trên 3.260 km đường bờ biển và trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế biển đối với sự phát triển của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018); theo đó, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm (Nghị quyết số 26/NQ-CP tháng 3 năm 2020) thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Đảng. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 (Quyết định số 647/QĐ-TTg tháng 5 năm 2020). Việc áp dụng đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển sẽ hỗ trợ xác định phát triển kinh tế biển một cách bền vững, đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách liên quan đến kinh tế biển xanh của Việt Nam.

Hội thảo tham vấn được tổ chức với mục tiêu nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bên liên quan để Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và nhóm chuyên gia của UNEP có thể xác định rõ các hoạt động của Dự án và các bên tham gia nhằm đạt được các mục tiêu của Dự án.

Một số hình ảnh của Hội thảo:

z3909123621765 39ee63fb5752b2f864d39276c66a916c

z3909133076857 1d918693f71f2454f5d456b5fceb1820

z3909135118928 7d99205c7f7c0e90c15aaee07377d30e

z3909169361515 a23c96dfbfff6d033fbfe9f9a8222bd2

z3909124069031 ae20e5af589a6a9b7c8b5cca58890586

An Bình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây