Từ năm 2021, Việt Nam đã chính thức thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải KNK trong khuôn khổ Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), nhưng nhận thức của cộng đồng trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp còn khá hạn chế. Nhu cầu đầu tư cho thích ứng với BĐKH là rất lớn trong khi nguồn lực có hạn, việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn, chưa kể năng lực của các ngành, các tỉnh về BĐKH còn nhiều bất cập. Nâng cao năng lực kiểm kê KNK, tăng trưởng xanh cho các ngành và tỉnh cũng như sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển xanh đã trở thành ưu tiên của Chính phủ nhằm đạt được các cam kết về giảm phát thải KNK và các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trong NDC vào năm 2020 và 2025.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang gặp phải những thách thức nhất định trong việc lồng ghép cách tiếp cận xây dựng thành phố xanh, xuất phát một phần từ hạn chế về nhân sự và năng lực tài chính ở cấp tỉnh và thành phố để xây dựng các mô hình thành công. Có thể thấy, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều bất cập, do đó đòi hỏi nhiều hơn nữa nỗ lực trong việc xây dựng chiến lược biến đổi khí hậu, chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành trong ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp và cộng đồng thực hiện các hành động cụ thể trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển xanh.
Nhằm đóng góp vào mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực thể chế bảo vệ môi trường và chống chịu BĐKH phục vụ phát triển các đô thị loại II, Ban QLDA Đô thị xanh tổ chức Họp khởi động nhiệm vụ “Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo về kiểm kê khí nhà kính, đánh giá tổn thương khí hậu, kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh... cho các đô thị loại II (mã gói thầu là TA 9417-ISP QCBS-03)”. Nhiệm vụ này được thiết kế với mục tiêu sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá nhu cầu, nâng cao năng lực và cung cấp các khóa đào tạo về i) Kiểm kê KNK và đánh giá tính dễ bị tổn thương do khí hậu và ii) kinh tế tuần hoàn, mua sắm công xanh, phát thải carbon thấp.…tại ba thành phố thứ cấp được lựa chọn. Đối tượng tham gia tập huấn bao gồm các cán bộ nhà nước cấp tỉnh, các công ty tư nhân, các học giả, các tổ chức xã hội dân sự ở thành phố Huế, Hà Giang và Vĩnh Yên.
Thông qua cuộc họp, nhà thầu triển khai nhiệm vụ là Công ty cổ phần đầu tư, phát triển tài nguyên và môi trường sẽ trình bày về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kế hoạch đào tạo và xin ý kiến của các Bộ/ngành, địa phương và các chuyên gia về kế hoạch triển khai đánh giá nhu cầu đào tạo, triển khai đào tạo dự kiến sẽ triển khai tại 3 tỉnh thí điểm.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ TN&MT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn