Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị đã yêu cầu sớm hoàn thiện, sửa đổi, bộ sung hệ thống pháp luật về tài nguyên như Luật Đất đai, Luật Khoáng sản sản, Luật Tài nguyên nước. Theo đó, tại Quyết định số 2763/QĐ-BTNMT ngày 04/12/2022, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu trong giai đoạn 2020-2025 cần nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung một số luật hiện hành như Luật Đất đai; Luật Tài nguyên nước; Luật Khoáng sản. Việc sửa đổi Luật Khoáng sản đã được đưa vào Danh mục văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới; theo đó Luật Khoáng sản (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội năm 2024.
Liên quan đến các dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản, cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học, các công trình áp dụng thực tế, đặc biệt là hoạt động điều ra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản. Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã đạt được nhiều kết quả đáng kể; đã điều tra, đánh giá làm rõ tài nguyên một số loại khoáng sản chiến lược, quan trọng nêu trong Nghị quyết số 02-NQ/TW về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, như: bôxít, titan, urani,…; đã làm rõ triển vọng khoáng sản ẩn sâu ở một số khu vực miền núi phía Bắc,…Rất nhiều mỏ khoáng sản đã được thăm dò và đang khai thác có hiệu quả.
Tuy nhiên, nhận thức về vai trò, vị trí của ngành địa chất đối với các ngành kinh tế chưa đầy đủ, chưa tương xứng với những đóng góp của ngành trong thời gian qua. Là ngành nghiên cứu khoa học về trái đất, khi điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải điều tra toàn diện làm rõ cấu trúc địa chất trong diện tích điều tra, đã tạo nên hệ thống thông tin, dữ liệu đa dạng, đa mục tiêu, là cơ sở không thể thiếu để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch cho nhiều ngành kinh tế khác nhưng chưa được quản lý thống nhất, chưa hiệu quả. Hiện nay chưa có quy định về về nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất, quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật…đối với các dịch vụ tài nguyên địa chất (trừ hoạt động kinh doanh thăm dò khoáng sản và khai thác khoáng sản) trong khi các dịch vụ tài nguyên địa chất rất đa dạng, đặc thù đòi hỏi cá nhân, tổ chức hành nghề phải đạt được trình độ chuyên môn cũng như số năm kinh nghiệm nhất định nhằm đảm bảo các mục tiêu quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo tinh thần của Luật Đầu tư 2014.
Xuất phát từ thực tiễn và thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nêu trên, cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung một số quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tài nguyên địa chất; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên địa chất và điều tra địa chất chuyên ngành
Mục tiêu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về điều kiện kinh doanh dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản và điều tra địa chất chuyên ngành. Đồng thời, đánh giá được thực trạng: Hệ thống các chủ trương, chính sách và thực tiễn thực hiện dịch vụ thăm dò khoáng sản, khả năng áp dụng điều kiện kinh doanh đối với các dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản và các loại tài nguyên địa chất, khoáng sản khác; Hệ thống các chủ trương, chính sách, thực tiễn thực thi quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản; khả năng áp dụng các quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản và điều tra địa chất chuyên ngành. Đề tài còn đưa ra các đề xuất được các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tài nguyên địa chất, khoáng sản; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản và điều tra địa chất chuyên ngành.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn