Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về vấn đề trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực đối với nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp của ThS. Phạm Ánh Huyền

Thứ hai - 29/08/2022 05:15
Ngày 29/8/2022, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng  pháp luật về bảo vệ môi trường sửa đổi về quy định trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực của bộ phận kỹ thuật môi trường trong doanh nghiệp” do ThS ThS. Phạm Ánh Huyền (Ban Khoáng sản và Tài nguyên nước) làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng và những kết quả nghiên cứu đều được các thành viên trong Hội đồng đánh giá cao.

Mục tiêu của đề tài là xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực của cán bộ chuyên môn, bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế.; Đề xuất được nội dung quy định trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực của cán bộ chuyên môn, bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế.

IMG 8343

Theo các nghiên cứu trên thế giới, hoạt động của doanh nghiệp có nhiều loại ảnh hưởng tới môi trường. Thông thường, tác động môi trường ám chỉ tới những tác động tiêu cực xảy ra đối với môi trường tự nhiên ở xung quanh do hoạt động của doanh nghiệp gây ra. Những tác động này bao gồm: sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn năng lượng không tái tạo, chất thải gây ô nhiễm, suy thoái đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, phá rừng... Trong một số các loại hình sản xuất, kinh doanh, cán bộ chuyên môn, bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy ở các mức độ khác nhau nhưng Chính phủ của nhiều quốc gia đều đang tăng cường kiểm soát các hoạt động công nghiệp, nghiêm khắc xử phạt việc vi phạm các điều luật và các giới hạn cho phép về môi trường.

Ở Việt Nam, theo Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), một trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính ở Việt Nam là hoạt động của các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề, khu đô thị, dân cư tập trung. Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 372 KCN đã được thành lập (cả trong và ngoài KKT ven biển) trong đó có 280 KCN đã đi vào hoạt động (tăng 29 KCN so với năm 2018) và 92 KCN đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Công tác bảo vệ môi trường trong KCN, KKT, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã từng bước được các cấp, ngành, doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường đối với các KCN cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là nhân sự chuyên trách công tác BVMT tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu. Đồng thời, hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm vẫn đặt nặng vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, thiếu sự phối hợp hiệu quả từ phía cộng đồng doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp ngay từ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; chưa chú trọng đúng mức phương thức tiếp cận phòng ngừa ngay từ đầu vào của quá trình sản xuất để bảo đảm sự chủ động, tính toàn diện, lâu dài và hiệu quả trong công tác BVMT. Xuất phát từ thực tiễn, việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách pháp luật về về trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực cho đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là hết sức cần thiết, góp phần gắn kết chặt chẽ giữa trách nhiệm xây dựng, hướng dẫn các quy định pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước với trách nhiệm tuân thủ, thực thi của doanh nghiệp trong chủ động phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

An Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây