Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là Xác định được phương pháp và quy trình phù hợp nhằm TT&TH đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu; Đánh giá được tổn thất và thiệt hại đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan đến biến đổi khí hậu và đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu.
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là TT&TH đối với HST RNM tại VQG Mũi Cà Mau liên quan đến BĐKH, trong đó tập trung vào TT&TH đối với 04 dịch vụ cơ bản mà HST RNM mang lại gồm: TT&TH về dịch vụ cung cấp (nguồn cung cấp gỗ, củi, dược liệu, thuỷ/hải sản); TT&TH đối với dịch vụ hỗ trợ (làm mất diện tích RNM là nơi sinh sản các loài sinh vật, các loài cây ngập mặn); TT&TH đối với dịch vụ điều tiết (làm giảm khả năng phòng hộ, chống sạt lở bờ biển) và; TT&TH đối với dịch vụ văn hoá, giải trí (tập trung vào dịch vụ du lịch).
Bằng cách kết hợp giữa tri thức cộng đồng và tri thức khoa học, luận án đã xây dựng được phương pháp và quy trình phù hợp nhằm đánh giá và lượng giá tổn thất và thiệt hại đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau liên quan biến đổi khí hậu. Các loại hình TT&TH đối với HST RNM tại VQG Mũi Cà Mau được nhận diện với nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ BĐKH. Các dịch vụ do HST RNM mang lại như dịch vụ cung cấp (nguồn cung cấp gỗ, củi, dược liệu, thuỷ/hải sản); dịch vụ hỗ trợ (diện tích RNM là nơi cư trú của các loài sinh vật, về các loài cây ngập mặn); dịch vụ điều tiết (dịch vụ phòng hộ, chống sạt lở bờ biển) đều được nhận định suy giảm ở các mức độ khác nhau. Dịch vụ văn hoá, giải trí (tập trung vào lĩnh vực du lịch) trong thời gian qua có xu hướng tăng do triển khai chủ trương, định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
Luận án đã sử dụng phương pháp viễn thám/GIS và lượng giá kinh tế để đánh giá định lượng thiệt hại đối với dịch vụ HST RNM của VQG Mũi Cà Mau. Trong giai đoạn 1989-2020, mỗi năm chiều dài bờ Đông bị xói lở trung bình khoảng 12,89 m/năm, giá trị TT&TH do sạt lở bờ biển tại bờ biển tại khu vực này được ước tính khoảng 335 triệu đồng/năm. Do vậy, dịch vụ phòng chống sạt lở bờ biển của HST RNM bị suy giảm. Dịch vụ cung cấp thuỷ, hải sản cũng bị suy giảm, ước tính giá trị nguồn lợi thuỷ sản bị mất đi mỗi năm khoảng 1.619– 2.428 triệu đồng/năm trong 20-30 năm qua. Với 248,133 ha diện tích đất bị sạt lở trung bình mỗi năm trong giai đoạn 1989 – 2020, TT&TH đối với HST RNM tại khu vực nghiên cứu khoảng 8.188 triệu đồng/năm.
Luận án của NCS Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã được Hội đồng đánh giá cao, những kết quả nghiên cứu trong Luận án là cơ sở góp phần vào việc quản lý, bảo vệ và phục hồi RNM nói chung tại Việt Nam và giảm thiểu TT&TH đối với HST RNM VQG Mũi Cà Mau nói riêng, từ đó xây dựng và thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình cụ thể.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn