Tọa đàm Quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam: Từ mục tiêu chính sách đến hành động thực tiễn

Thứ tư - 16/10/2024 00:51
Ngày 16/10/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Tọa đàm về Quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam: Từ mục tiêu chính sách đến hành động thực tiễn. Đây là 1 hoạt động trong khuôn khổ hợp phần 4-Chính sách và quản trị thuộc “Nguồn phát thải, Nơi tích tụ và các giải pháp giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến cộng đồng ven biển Việt Nam” do Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu (GCRF) của Chính phủ Anh tài trợ và được thực hiện bởi Đại học Heriot Watt, Anh quốc và 6 đối tác gồm Đại học Phenikaa, Đại học Quốc gia Hà Nội- Viện Viện Nam học và Phát triển bền vững, Đại học Công nghệ Hà Nội (USTH), Trường cao đẳng Kinh tế-kỹ thuật thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Tham dự Tọa đàm có GS. Michel Kaiser, Đại học Heriot Watt, Vương quốc Anh, Giám đốc dự án; Bà Ngô Thị Thúy Hường, Đại học Phenikaa, Việt Nam - Đồng giám đốc dự án cùng các cán bộ dự án, khách mời, chuyên gia. Mục tiêu của tọa đàm là trình bày, chia sẻ các nỗ lực về giảm thiểu rác thải đại dương của Việt Nam; tmột số kết quả phân tích hệ thống chính sách về quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam; Tham vấn, trao đổi với các bên liên quan để nhận diện một số thách thức, giải pháp để giảm rác thải nhựa biển ở Việt Nam; Trao đổi, đề xuất lộ trình để thực hiện mục tiêu về giảm rác thải nhựa trong thời gian tới. Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì buổi tọa đàm.
z5935620232099 0f9119f57d1663d8ab763a6c91cf32bf
Viện trưởng, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chủ trì buổi tọa đàm

Trong thời gian qua, Đại học Heriot Watt và 5 đối tác ở Việt Nam đã hỗ trợ nhóm thực hiện dự án của Viện tham gia các hoạt động liên quan nhằm thực hiện các nội dung của hợp phần cũng như tăng cường trao đổi giữa cơ quan nghiên cứu về kỹ thuật, đào tạo, các địa phương và các tổ chức phi chính chủ để giúp cơ quan tư vấn, phản biện chính sách như ISPONRE có cách nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề rác thải nhựa.

Nhận thức được vấn đề và tác hại của rác thải nhựa, đặc biệt đối với hệ sinh thài biển và cộng đồng dân cư ven biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương cũng như các tổ chức trong nước, tổ chức quốc tế xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019. Kế hoạch đề ra mục tiêu chung “thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương”.

z5935619519159 5cd56cdbf27e0df54a02f2c87e396bd1

Bên cạnh đó, Kế hoạch hành động đặt ra mục tiêu xây dựng, thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; phù hợp với cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở Việt Nam; nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội. Kế hoạch hành động cũng đề ra mục tiêu cụ thể năm 20225 và 2030, theo đó đến năm 2025 đặt mục tiêu:

•Giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương;

•50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom;

•80% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy;

•Bảo đảm tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc;

•80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

•Đồng thời, thực hiện việc quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 5 lưu vực sông chính tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ và tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch thuộc 12 huyện đảo.

Đến năm 2030 đặt mục tiêu:

•Giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương;

•100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển;

•100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy;

•100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.

•Đồng thời, mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo.

Như vậy có thể thấy, để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 của Việt Nam cần sự nỗ lực, chung tay của các bên liên quan, trong đó có cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức bảo tồn, bảo vệ môi trường và đặc biệt là sự tham gia của các Trường đại học, Viện nghiên cứu trong nước và quốc tế. Hiện nay có nhiều dự án về giảm thiểu rác thải nhựa, nhưng dự án 3SIP2C là một trong những số ít được thực hiện với sự tham gia của cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật, truyền thông-huy động sự tham gia của cộng đồng, kinh tế và chính sách, quản lý.

z5935619463559 a74420660a61480910f3abc084dbdb3d

z5935619473122 8e6b7b507b2704aa94ff2489cc1de934 (1)

z5935619459391 4e5ac1e43ecfa56a53216effa049bd63

z5935619377450 f9103a294771367340e5bde56d9fb441

z5935619604537 f4a51ab8a6b48198aabbf590eef40de4

Trung tâm TV,ĐT&DVTNMT, Ảnh: Mai Hương

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây