Tọa đàm Tham vấn kết quả nghiên cứu phân tích dòng vật chất đối với ngành bao bì ở Việt Nam

Thứ tư - 30/10/2024 22:55
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên va môi trường phối hợp phối hợp với Chương trình nghiên cứu Tăng trưởng thích ứng với khí hậu (Climate Compatible Growth) thông qua đại học Loughborough University- Vương quốc Anh thực hiện hoạt động nghiên cứu “Áp dụng phân tích dòng vật chất trong một số ngành lĩnh vực tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu hướng tới quá trình hỗ trợ xây dựng các chính sách phù hợp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn cho các ngành ưu tiên lựa chọn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, ngày 31/10/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Tọa đàm “Tham vấn kết quả nghiên cứu phân tích dòng vật chất đối với ngành bao bì ở Việt Nam”. Mục tiêu của Tọa đàm là Tham vấn các bên liên quan về nghiên cứu dòng vật chất ngành bao bì tại Việt Nam hướng tới mục tiêu đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành bao bì để nhóm nghiên cứu hoàn thiện kết quả. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng đã đến dự và phát biểu tại cuộc họp. Kết quả nghiên cứu hướng tới quá trình hỗ trợ xây dựng các chính sách phù hợp thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn cho các ngành ưu tiên lựa chọn. Qua buổi tọa đàm này, chúng ta không chỉ kỳ vọng phát triển được một công cụ hữu ích để đo lường, giám sát thực hiện KTTH mà còn góp phần đưa ra được những giải pháp mang tính thực tiễn, giúp giảm thiểu lượng chất thải và tác động tiêu cực tới môi trường hướng tới một ngành bao bì bền vững ở Việt Nam.
IMG 20241031 084944 890
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng đã đến dự và phát biểu tại Tọa đàm

Việt Nam đã thể hiện một cam kết mạnh mẽ trên trường quốc tế về việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tại COP26, Việt Nam đã công bố mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và giảm 8% lượng phát thải vào năm 2030. Những con số này không chỉ thể hiện quyết tâm mà còn phản ánh trách nhiệm của chúng ta với cộng đồng quốc tế, với thế hệ tương lai. Để đạt được các mục tiêu này, chúng ta cần triển khai một loạt các chính sách và giải pháp cụ thể. Xây dựng định hướng, quy định pháp luật để phát triển KTTH là một trong những nỗ lực để hiện thực hóa các cam kết đó ở Việt Nam. Hiện nay, để cụ thể hóa lộ trình thực hiện KTTH, Bộ TNMT đã và đang xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia về Kinh tế Tuần hoàn (NAPCE). Việc xác định các các lĩnh vực ưu tiên, lộ trình và giải pháp cụ thể gắn với đặc trưng của từng lĩnh vực là cần thiết theo quy định tại Điều 139 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

IMG 20241031 085152 131
Quang cảnh Tọa đàm

Trong quá trình nghiên cứu và triển khai nghiên cứu và đề xuất chính sách, pháp luật về KTTH ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu nhận thấy phương pháp phân tích dòng vật chất (Material Flow Analysis - MFA) là một công cụ đắc lực giúp cho quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách trở nên khoa học và chính xác hơn. MFA cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về luồng tài nguyên, phát hiện những vấn đề môi trường tiềm ẩn, và cung cấp dữ liệu kỹ thuật quan trọng để ra quyết định và lập kế hoạch. Tuy nhiên, thực tế triển khai tại Việt Nam đã cho thấy, một trong những thách thức lớn nhất trong việc áp dụng MFA chính là vấn đề về thu thập dữ liệu. Đặc biệt, ở những quốc gia như Việt Nam, tính sẵn có và chất lượng của dữ liệu vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là một yếu tố có thể sẽ được cải thiện thông qua sự hợp tác đa chiều và chia sẻ kinh nghiệm từ các bên liên quan trong và ngoài nước.

IMG 20241031 085417 815

IMG 20241031 090933 667

IMG 20241031 095614 760

IMG 20241031 085911 975

Trung tâm TVĐT,DVTN&MT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây