PVT Mai Thanh Dung cho biết, đã có nhiều hoạt động hợp tác của ISPONRE với LHQ và ESCAP như: Tham gia Mạng lưới Hạch toán vốn tự nhiên toàn cầu (GOAP). GOAP được đồng chủ trì bởi ESCAP và Ủy ban nghề cá và Đại dương Canada; Phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) xây dựng Văn kiện Dự án GEF “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới tăng trưởng xanh lam trong một số lĩnh vực”; Phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) xây dựng văn kiện dự án GEF “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát thải các-bon thấp thông qua đổi mới công nghệ sạch, hướng tới phát triên bền vững tại Việt Nam”; Phối hợp với UNDP xây dựng Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam (Viet Nam Circular Economy); Phối hợp với FAO xây dựng văn kiện dự án GEF “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam”; Phối hợp với Chương trình Định cư con người của Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) thực hiện dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long” do Quỹ Thích ứng tài trợ.
PVT Mai Thanh Dung bày tỏ mong muốn được hợp tác với ESCAP trong thực hiện các hoạt động liên quan đến Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp cận để vượt qua 3 khủng hoảng toàn cầu: (i) BĐKH, (ii) bảo vệ môi trường; và (iii) suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời Hỗ trợ Việt Nam đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và các cam kết quốc tế về chuyển đổi năng lượng (JETP), không chất thải & tái tạo đa dạng sinh học và hệ sinh thái; Hỗ trợ thực hiện các chương trình giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên và cộng đồng thông qua dự án trường học xanh bền vững tại Việt Nam (Chương trình lối sống bền vững của UNEP); Hỗ trợ việc xây dựng hạch toán tài khoản tài khoản đại dương, đặc biệt là quy hoạch không gian biển và các tài khoản vốn tự nhiên khác dựa vào cách tiếp cận của khung hạch toán tài khoản môi trường (SEEA).
Về phía ESCAP, bà Armida Salsiah Alisjahbana cho rằng, ESCAP đã có những thông tin về các vấn đề môi trường ở Việt Nam trong buổi làm việc với Bộ, sau hôm nay, được biết thêm về các thế mạnh của ISPONRE, bà đặc biệt quan tâm đến các giải pháp cho phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu tiếp cận dựa vào tự nhiên. Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài, hệ sinh thái biển và các giải pháp dựa vào đại dương để ứng phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Bà bày tỏ, ESCAP và Liên hợp quốc tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ ISPONRE trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn